Saturday, October 29, 2022

Thông Dịch Viên Toán ASP Bobby Nguyễn - AKA Nguyễn Văn Việt Chiến Đoàn 1 Xung Kích SLL/NKT

Bobby Nguyễn (Nguyễn Văn Việt), anh ấy là Thông dịch viên của RT ASP, 1975 qua Mỹ tình nguyện đi xuống Nicaragua chiến đấu và đã chết chung với 2 người bạn Mỹ vào năm 1978.


TOÁN BIỆT KÍCH ASP
Cuối năm 1967, đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG), một đơn vị bao gồn liên quân binh chủng trong quân đội Hoa Kỳ cho chiến tranh ngoại lệ, có bộ chỉ huy trong Saigon, đã tổ chức các cuộc hành quân vượt biên sang đất Lào được hai năm. Các toán biệt kích SOG gọi là “Spike Team” có 12 quân nhân, 3 quân nhân LLĐB/HK và 9 biệt kích quân sắc dân thiểu số ở Việt Nam. Đơn vị SOG đã thực hiện nhiều chuyến hành quân xâm nhập, lấy tin tức, phá hoại, v.v… rất thành công trong năm đầu.
Đến đầu năm 1967, các đơn vị Bắc Việt / VC xâm nhập vào miền nam Việt Nam trên đường mòn HCM đã được báo động, đề phòng các toán biệt kích (đơn vị SOG). Do đó con số tổn thất của đơn vị SOG lên cao.  Càng “nhức đầu” hơn nữa cho các cấp chỉ huy đơn vị SOG, những người soạn thảo kế hoạch hành quân, mức độ xâm nhập người, vũ khí, tiếp vận trên đường mòn HCM gia tăng.
Chính quyền Washington quyết định “đóng cửa” đường biên giới nam Việt Nam, bằng những bãi mìn, hàng rào điện tử. Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara tin tưởng sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào miền nam sẽ giảm đi. “Bức Tường McNamara” sẽ cung cấp câu trả lời kỹ thuật về việc chống xâm nhập trong cuộc chiến Việt Nam.
Khi phương pháp này được thực hiện, đơn vi SOG sẽ phải đảm nhiệm một phần kế hoạch. Trong mùa thu năm 1967, đơn vị SOG mở thêm hai căn cứ hành quân tiền phương (FOB), để cho các toán biệt kích đem máy dò thám (báo động) vào đặt “lớp bên ngoài” bức tường McNamara. Căn cứ hành quân tiền phương 3 (FOB-3, mới) đặt ở trong trại LLĐB Khe Sanh, căn cứ 4 (FOB-4) nằm trong Ngũ Hành Sơn phiá nam Đà Nẵng. Để cung cấp một số toán biệt kích cho mỗi căn cứ hành quân, một đợt lính LLĐB/HK được tăng cường cho đơn vị SOG trong ba tháng cuối năm 1967.
Căn cứ hành quân tiền phương 4 là nơi các toán biệt kích mới được thành lập và đặt tên theo các loại rắn, một trong những toán biệt kích có tên là Asp, một toán đặc biệt.
Asp được thành lập vào đầu năm 1968, lúc đó các cấp chỉ huy đơn vị SOG nhận thức rằng, một toán biệt kích 12 người, “quá nhiều” khó di chuyển, lẩn tránh địch quân. Kết qủa các toán biệt kích mới sau này chỉ có từ 7 đến 10 người. Toán biệt kích Asp là toán đầu tiên được thành lập theo mô hình mới này. Trưởng toán là Trung Sĩ George “Ron” Brown, Trung Sĩ Alan Boyer đã từng làm trưởng toán biệt kích Boa cũng gia nhập toán cùng với Trung Sĩ Charles Huston và bẩy biệt kích quân Việt Nam (người dân tộc thiểu số).
Điểm đặc biệt nữa về toán Asp, trong tháng Ba năm 1968, đơn vị SOG nhận được một số máy nghe lén điện thoại, một phần trong chương trình danh hiệu Circus Act (Trình Diễn Cirque). Trước đó nhiều toán biệt kích SOG đã xâm nhập đặt máy nghe lén điện thoại kiểu cũ, có thể thâu băng các cuộc nói chuyện của quân đội miền Bắc vài giờ trong ngày. Máy mới trong chương trình Circus Act có thể thâu băng mấy tuần lễ, đơn vị SOG quyết định đem máy mới vào đặt tại một vị trí quan trọng, cách đường mòn HCM 15 cây số, nơi có nhiều binh trạm của quân đội Bắc Việt ở Tchepone trên đất Lào và toán biệt kích Asp được trao cho nhiệm vụ này.
Nhiều đơn vị Bắc Việt đóng quân xung quanh Tchepone, nên toán Asp được thêm một điểm đặc biệt nữa, xâm nhập qua ngã Thái Lan, thay vì phát xuất từ các căn cứ hành quân tiền phương trong miền nam Việt Nam. Chính quyền Thái Lan lúc đó ủng hộ người Hoa Kỳ giúp đỡ miền nam Việt Nam chống cộng sản, nhưng sự hiện diện của các toán biệt kích SOG trên đất Thái Lan làm họ khó chịu. Trước đó ngày 14 tháng Giêng, một phản lực cơ phá sóng radar EB-66 của Không Quân Hoa Kỳ bị rơi ngoài bắc đối diện tỉnh Sam Neua của Lào. Các trực thăng cấp cứu bay đến bị súng cao xạ phòng không Bắc Việt “đuổi về”. Đơn vị đi cứu phi công xin SOG cho hai toán biệt kích xâm nhập vào miền bắc, làm thành phần an ninh khu vực phi cơ bị rơi, cho việc tìm kiếm, cứu phi công.
Việc đầu tiên, hai toán biệt kích được phi cơ vận tải C-130 (biệt phái làm việc với đơn vị SOG, sơn mầu đen, không phù hiệu) đưa qua phi trường Nakhon Phanom bên Thái Lan, Thứ hai, trực thăng Ch-3 thuộc phi đội 20 Cảm Tử cất cánh từ phi trường Udon cũng ở Thái Lan bay lên “bốc” hai toán biệt kích SOG trong phi trường Nhakhon Phanom, rồi bay ngang qua không phận nước Lào đến khu vực phi cơ bị rơi. Trước đó phi đội Cảm Tử đã từng đưa biệt kích quân Việt Nam xâm nhập miền bắc Việt Nam trong chương trình 34A.
Chuyến hành quân cứu phi công bị bắn rơi có danh hiệu “Quạ Già” (Old Crow) diễn tiến đúng theo kế hoạch, yêu cầu của chính quyền Thái Lan, khi chiếc C-130 chở biệt kích SOG đáp xuống phi trường Nakhon Phanom, một xe bus sơn mầu đen sẽ chạy đến đưa hai toán biệt kích đến chỗ mấy chiếc trực thăng CH-3 đang đợi. Sau đó mấy chiếc trực thăng cất cánh ngay tức khắc, để tránh những cặp mắt tò mò.
Hợp đoàn trực thăng bay được khoảng nửa giờ đồng hồ, chuyện không may xẩy ra, một trong số phi công trực thăng, Thiếu Tá Kyron Hall báo cáo dầu hộp số trực thăng của ông ta xuống thấp (bị hở…) nên phải bay trở về Thái Lan đáp khẩn cấp. Hợp đoàn thả biệt kích báo cáo về xin đổi một trực thăng khác để tiếp tục nhiệm vụ. Hai chiếc còn lại cũng bay theo về đáp trên một khoảng đất trống gần một làng yên tĩnh.
Khi trực thăng Thiếu Tá Hall đáp xuống, mở cửa cho toán biệt kích xuống. Những biệt kích quân Việt Nam (người dân tộc thiểu số) vì lẽ gì đó không được biết vấn đề trục trặc kỹ thuật phải bay về, nên họ nhào ra khỏi chiếc trực thăng bắn loạn xạ vào trong xóm làng Thái Lan (như trong ciné). Thiếu Tá phi công James Villotti lên tiếng “Tôi chưa từng thấy người Thái Lan chạy cong đít… Họ cũng nhanh đấy chứ!”
Vài giây sau mấy quân nhân LLĐB/HK mới trấn an được biệt kích quân Việt Nam, ngưng tiếng súng. Thật may, không một người dân Thái Lan nào bị thương. Sau khi có trực thăng thay thế, hợp đoàn trực thăng cùng hai toán biệt kích lên đường, nhưng khi đến khu vực chiếc phản lực EB-66 bị rơi, súng cao xạ phòng không Bắc Việt bắn lên dữ dội làm trực thăng phải quay về.
Khi hai toán biệt kích SOG về đến phi trường Nakhon Phanom để được đưa về Việt Nam trên chiếc C-130, tin tức về chuyện xẩy ra cho xóm làng nhỏ Thái Lan đã đến thủ đô Bangkok. Mặc dầu tòa đại sứ Hoa Kỳ đã xin lỗi, viên chức Thái Lan vẫn cho đó là những hành động “Cao bồi (Cowboy)”, vô kỷ luật của đám lính biệt kích SOG. Họ rất ngại nhưng cũng cho người Hoa Kỳ tiến hành chương trình gắn máy dò thám điện tử Circus Act (xử dụng phi trường Nakhon Phanom).
Đơn vị SOG đã có ít quân nhân làm việc tại phi trường Nakhon Phanom, nhưng họ nằm trong ban có nhiệm vụ trong chương trình 34A, thả biệt kích ra miền bắc, đồ tiếp tế… Toán biệt kích Asp nằm trong chương trình 35, vượt biên qua Lào, Cambodia, nên một toán nhân viên khác được SOG đưa qua Thái Lan để “lo” cho toán biệt kích Asp. Toán “chuyên viên” gồm có: Trung Sĩ Lonnie Wilhite đã từng làm trưởng toán biệt kích New York trên Kontum, Joe Woods đã từng ở trên Kontum, chỉ huy tổng quát là Thiếu Tá Ira Snell, năm trước chỉ huy căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài (Huế).
Toán chuyên viên dưới quyền Thiếu Tá Snell đến Thái Lan ngày 27 tháng Ba, toán biệt kích Asp cũng được phi cơ SOG C-130 đưa qua phi trường Nakhon Phanom, rồi cũng một xe bus sơn đen đưa toán biệt kích đến mấy chiếc trực thăng đậu sẵn tại một nơi kín đáo phiá bên kia căn cứ không quân.
Trước khi hợp đoàn trực thăng cất cánh, trưởng toán biệt kích Asp Ron Brown được trao cho dụng cụ đặt máy nghe lén điện thoại đặt trong một vali (trông giống như vali). Toán biệt kích cũng được khuyến cáo “Cả toán lúc nào cũng phải di chuyển luôn luôn”, Trung Sĩ Wilhite nói tiếp “và không nên ở lại chỗ đặt máy”.
Toán biệt kích được đưa vào bãi đáp trong thung lũng Se Samou không gặp trở ngại, và tìm ra vị trí đặt máy nhanh chóng. Thiếu Tá Snell báo cáo về bộ chỉ huy sáng hôm sau, toán biệt kích đã tìm ra được đường giây điện thoại (của quân đội Bắc Việt) và đã đặt máy, đang trên đường trở về (nam Việt Nam). Ông ta nhớ lại “Khi tôi quay trở về Phú Bài, máy nghe lén điện thoại đã thâu băng”.
Chuyến xâm nhập gần như đã thành công, phi đội 20 Cảm Tử lên đường đi triệt xuất (thâu hồi) toán biệt kích. Hai Thiếu Tá không quân Villotti, Jay Oberg lái hai trực thăng CH-3 bay đến bãi đáp, Wilhite linh cảm có chuyện trục trạc xẩy ra “Tôi đã căn dặn họ, không nên di chuyển ra xa khu vực thả xuống, nhưng họ không nghe, chọn điạ điểm khác”
Việc thay đổi này chứng tỏ “tai hại”, khi trực thăng do phi công Oberg lái thả cuộn thang dây xuống, tiếng súng lính Bắc Việt nổ vang từ dưới đất. Mấy biệt kích quân Việt Nam đã leo lên lưng chừng một cách khó khăn vì phải mang theo súng đạn, dụng cụ nặng chĩu trong ba lô, trong khi ba quân nhân LLĐB/HK đúng ở dưới giữ cho thang dây khỏi đưa qua đưa lại, do hơi gió từ dưới bụng trực thăng thổi ra. Từng phút hồi hộp trôi qua, sáu biệt kích Việt Nam chui lọt vào bên trong, người thứ bẩy đã đến lưng chừng, đứng lúc địch quân bắn lên chiếc trực thăng CH-3.
Thiếu Tá Oberg bình tĩnh giữ chiếc trực thăng đứng yên cho Trung Sĩ Boyer leo lên thang dây. Từ bên trong trực thăng, Wilhite chứng kiến những giây phút căng thẳng, lính Bắc Việt đã truy kích đến gần, bắt buộc chiếc trực thăng bắt đầu bay lên cao. “Khi chúng tôi lên được cao độ khoảng 1500 bộ” Wilhite nói tiếp “một bậc thăng gẫy làm cho Boyer rơi xuống”.
Hai phi công bay vòng vòng trên bầu trời, họ có thể nhìn thấy hai quân nhân Hoa Kỳ vẫn còn ở dưới đất, và tiếng súng nổ vang nên cả hai phải quay về căn cứ không quân Nakhon Phanom. Khi Thiếu Tá Oberg đáp xuống, biệt kích quân Việt Nam (người thứ bẩy) vẫn còn đu trên chiếc thang dây.
Nhận được báo cáo, đơn vị SOG thảo kế hoạch cấp cứu ba quân nhân biệt kích Hoa Kỳ trong toán Asp bị kẹt lại. Cùng lúc đó, có sự trùng hợp, một phản lực F-111 (lần đầu tiên tham chiến thả bom miền bắc) của Không Lực Hoa Kỳ bị rơi ngoài bắc, và có dấu hiệu phi công sống sót. Toán biệt kích Boa, một toán biệt kích vẫn còn giữ đội hình 12 người từ căn cứ hành quân 4 (FOB-4, Ngũ Hành Sơn) được cấp tốc đưa đến phi trường Nakhon Phanom. Không may thời tiết nơi miền bắc Việt Nam lúc đó xấu, làm chuyến cấp cứu phi công F-111 không thực hiện được. Khi trời quang đãng, viên phi công đã bị bắt.
Những đám mây đen dầy đặc đó cũng cản trở việc cứu ba quân nhân LLĐB/HK. Nhưng toán biệt kích Boa đã có mặt ở Thái Lan nên cấp chỉ huy SOG quyết định hôm 1 tháng Tư đưa toán Boa vào Tchepone tìm kiếm ba quân nhân Hoa Kỳ trong toán Asp. Trưởng toán biệt kích Boa là Trung Sĩ Charles “Chuck” Feller, anh ta là người có “ân tình” với toán Asp “Khi tôi mới đến Việt Nam tháng Mười Một (1967) trước đó, Al Boyer đã đi cùng với tôi nhiều chuyến trong toán Boa”. Bây giờ Feller đi tìm xác Boyer để đem về.
Khi đặt chân xuống phi trường Nakhon Phanom, Feller linh cảm “có vấn đề”, có điều gì không đúng. Trong những chuyến xâm nhập từ căn cứ hành quân tiền phương ở miền nam Việt Nam, họ thường được trực thăng võ trang bay theo yểm trợ (hợp đoàn trực thăng chuyên đi thả biệt kích xâm nhập). Hỏa lực trực thăng của phi đội 20 Cảm Tử chỉ có khẩu đại liên nơi cửa… và chiếc trực thăng chở toán biệt kích vẫn còn thang dây bị gẫy bậc thang, chưa được thay. Feller yêu cầu phải thay chiếc thang dây ngay lập tức.
Trong buổi sáng hôm đó, toán biệt kích Boa được trực thăng Ch-3 đưa vào Tchepone không gặp trở ngại. Quân biệt kích tìm kiếm trong sáu (6) tiếng đồng hồ vẫn không thấy dấu vết ba quân nhân LLĐB/HK. Trên đường rút ra (điểm để trực thăng đón về, có thể là bãi đáp nhỏ, hoặc thang dây, tùy theo mức độ khẩn cấp) họ bị tấn công và cũng như trường hợp toán Asp, các biệt kích quân toán Boa phải xử dụng thang dây để triệt xuất. Tất cả mọi người “móc” (dùng một loại khóa an toàn, lính biệt kích thường đeo ở dây mang đạn) vào thang dây rồi trực thăng cất cánh nhanh chóng. Lần này cả ba quân nhân Hoa Kỳ đều về đến căn cứ an toàn, duy nhất một biệt kích quân Việt Nam tên Bùi, xạ thủ súng phóng lựu đạn M-79, móc khóa không đúng hay sao đó, bị rơi xuống lúc trực thăng đã lên đến cao độ 6000 bộ. Khi trở về căn cứ hành quân tiền phương 4 (FOB-4), thiếu quân nhân LLĐB/HK, các binh sĩ Việt Nam được chuyển qua các toán biệt kích khác, tên toán biệt kích Asp “chìm” mất trong danh sách các toán biệt kích.
Mùa xuân năm 1968, đơn vị SOG soạn thảo kế hoạch cho các loại hành quân ngoại lệ khác, xử dụng lính Bắc Việt đào ngũ. Một trong những hành quân này có mật danh “Thundercloud”, gồm có toán ba người xâm nhập Lào bắt cóc (bắt sống) tù binh lính chính quy Bắc Việt.
Đại Úy Warren “Bud” Williams, một cấp chỉ huy trong chương trình Thundercloud trang bị một toán biệt kích của ông ta ống chích chứa morphine để tiêm vào người tù binh nhưng toán biệt kích trở về không thành công. Trung Tá Larry Trapp cho biết thêm “Một lần khác họ định đem về một nữ cán binh Bắc Việt, nhưng bị cào cho sước mặt”. Đến cuối tháng Bẩy sau bốn tháng hoạt động, cấp chỉ huy SOG nhận định, toán biệt kích ba người không có hiệu qủa, không đủ sức “đấm” mạnh, và thiếu sự chỉ huy (trưởng toán) của quân nhân LLĐB/HK. Họ quyết định trong tháng Chín 1968, chấm dứt chương trình Thundercloud, gom các biệt kích thành lập toán Asp mới.
Trưởng toán biệt kích Asp “hồi sinh” là Trung Sĩ Mel Westerfield, toán phó là Trung Sĩ Larry Trimble, trước đó hai tháng đã từng làm trưởng toán biệt kích Rattler, ngoài ra có thêm một quân nhân Việt Nam làm thông ngôn Nguyễn Văn Việt, biệt danh “Bobby”.
Toán Asp mới được thành lập đặc biệt từ lính đào ngũ Bắc Việt trong chương trình Thundercloud, nên được trao nhiệm vụ “bắt cóc” một lần nữa. Nguồn tin tình báo cho biết một viên Đại Tá quân đội Bắc Việt sống trong một ngôi làng bên kia biên giới giáp tỉnh Kontum. Toán biệt kích Asp với hai quân nhân LLĐB/HK, Bobby, và bốn biệt kích Thundercloud được đưa lên căn cứ SOG trên Kontum (B15) huấn luyện, nhận diện vị Đại Tá Bắc Việt. Họ cũng đem theo thùng đồ “Thundercloud” bên trong chứa quân phục chính quy Bắc Việt, tiểu liên AK-47 cho mỗi quân nhân trong toán.
Như kế hoạch vạch sẵn, toán biệt kích Asp được trực thăng H-34 phi đoàn 219 Kingbee VNCH đưa đi xâm nhập vào nước Lào, sau đó họ sẽ phải lội rừng thêm hai ngày để đến mục tiêu. Toán biệt kích đến bìa ngôi làng vào lúc xế chiều, bắt đầu thám sát trạm đóng quân (ngôi làng) của địch bằng ống nhòm (kính viễn vọng) từ một khoảng cách an toàn. Toán biệt kích dự định sẽ xâm nhập bí mật vào làng, đến đúng căn nhà vị Đại Tá Bắc Việt đang ở, tiêm morphine cho ông ta mê rồi khiêng đi, nhưng ngôi làng rất yên tĩnh dường như bị bỏ trống. Toán biệt kích đợi đến khi trời sắp tối, di chuyển vào mục tiêu. Trước khi họ đến những căn nhà (như những căn chòi phủ rơm rạ), một lính Bắc Việt đang phát giác nổ súng, và lính Bắc Việt từ trong các căn nhà chạy ra.
Toán biệt kích Asp đang ở trong tình trạng nguy khốn, bị lính Bắc Việt đang kéo ra bao vây. Nhận định tình hình, Trung Sĩ Westerfield trưởng toán muốn ở lại “bám trụ” trong căn nhà chiến đấu, Trimble không đồng ý “Mình phải chạy ra khỏi nơi này”, anh ta nhớ lại “Tôi nói với họ (các biệt kích quân) di chuyển thật nhanh lên một ngọn đồi gần đó trốn trong khi trời tối”.
Chiến thuật “chạy” hiệu qủa. Lính Bắc Việt lục soát trên sườn đồi cả đêm, thỉnh thoảng bắn “bâng quơ” vào các điểm tình nghi có quân biệt kích lẩn trốn. Qua đêm toán biệt kích Asp vô sự, sáng sớm hôm sau họ báo cáo, xin được trực thăng vào “bốc” đêm về. Trực thăng cấp cứu đến thả những sợ dây cấp cứu (Stabo) cho biệt kích “ngồi vào” và khoảng 50 phút sau, toán biệt kích về đến Dak To (căn cứ hành quân tiền phương của SOG). Sau chuyến bắt cóc thất bại, Westerfield mãn nhiệm kỳ về nước, Trung Sĩ Trible được đề cử lên làm trưởng toán, anh ta rất xứng đáng…
Qua ba phần tư (3/4) năm 1969, toán biệt kích Asp hành quân xâm nhập 12 chuyến, làm nhiệm vụ đặt máy nghe lén hoặc dò thám lấy tin tức thành công, trở về bình an vô sự. “Vì sự cấu tạo của toán biệt kích (lính đào ngũ Bắc Việt)”, toán phó (mới) Gene Pugh nhớ lại “Chúng tôi được trao nhiệm vụ xa nhất, cực bắc vùng hoạt động (của đơn vị SOG)”.
Đến mùa thu năm 1969, các quân nhân LLĐB/HK trong toán Asp lần lượt về nước (mãn nhiệm kỳ), các biệt kích quân Việt Nam thay đổi, toán Asp gần như “bất khiển dụng” một thời gian ngắn. Sau đó Đại Úy George “Gary” Robb được thuyên chuyển đến làm trưởng toán biệt kích Asp.
Ngày 26 tháng Mười, Đại Úy Robb được “rửa tội” bằng hỏa lực của địch, khi toán Asp được lệnh vượt biên sang đất Lào đi cấp cứu. Bốn ngày trước đó, một trung đội Khai Thác (Tiếp Ứng - Hornet) đơn vị SOG hành quân bên Lào (thường được trao nhiệm vụ phá hủy binh trạm của địch), lúc được hợp đoàn trực thăng đón về, lính Bắc Việt bắn rơi chiếc trực thăng cuối cùng chở viên sĩ quan trung đội trưởng. Toán biệt kích đang hoạt động gần nhất là toán Idaho đã được lệnh di chuyển đêm đến vị trí chiếc trực thăng bị rơi, bố trí an ninh, băng bó vết thương cho các quân nhân bị thương. Toán biệt kích Asp đến vào sáng sớm hôm sau tiếp tay với toán Idaho, di tản các quân nhân bị thương ra khỏi khu vực.
Trong thời gian cấp cứu, toán biệt kích Asp vẫn chưa được bổ xung thêm hai quân nhân LLĐB/HK nên Đại Úy Robb kiêm luôn chức vụ toán phó và hiệu thính viên (đeo máy truyền tin liên lạc). Điều này không làm sờn lòng viên đại úy trẻ “Từ lúc ban đầu tôi thích chỉ mỗi mình tôi cùng các biệt kích quân Việt Nam”. Lúc đó toán Asp vẫn còn bốn quân nhân Thundercloud nguyên thủy, sau đó được thêm hai người nữa trong đó có một lính Bắc Việt đào ngũ. “Họ mê tín dị đoan, thích con số chẵn”, Robb nói “Nghiã là tôi chỉ đem theo ba người lính biệt kích Việt Nam, tôi nữa là bốn”. Cũng như năm ngoái, toán biệt kích Asp mặc quân phục lính Bắc Việt đem theo tiểu liên AK-47.
Trong vòng một năm, toán biệt kích vẫn may mắn, chỉ bị thương một người. Mỗi chuyến xâm nhập, trung bình toán Asp hoạt động trong lòng địch được bốn ngày (có nhiều toán vừa xuống đã bị lộ, phải triệt xuất). Cũng trong cùng thời gian, hệ thống phòng không Bắc Việt bảo vệ đường mòn HCM được ghi nhận gia tăng kỷ lục. Để khen thưởng, toán biệt kích Asp được chọn trong tháng Chín năm 1970, là toán biệt kích đầu tiên xâm nhập nước Lào bằng phương tiện nhẩy dù. Mặc dầu Đại Úy Robb chỉ thích là một quân nhân Hoa Kỳ duy nhất trong toán biệt kích, chuyến nhẩy dù xâm nhập này có thêm Trung Sĩ Robert Ramsey từ Đà Nẵng và hai quân nhân Việt Nam (bốn người).
Ngày 8 tháng Chín, toán biệt kích Asp lên phi cơ C-130. Nhiệm vụ của họ thám sát khu vực phiá tây vùng phi quân sự chia đôi bắc, nam Việt Nam. Khu vưc này nổi tiếng từ lâu có sự hiện diện đông đảo quân đội Bắc Việt và rất nguy hiểm xâm nhập bằng trực thăng. Các cấp chỉ huy SOG hy vọng việc thả dù với cao độ thấp, sẽ an toàn hơn cho toán Asp.
Khi chiếc C-130 đến không phận mục tiêu khoảng 4 giờ chiều, từ cao độ 400 bộ, toán biệt kích Asp (chỉ có 4 người 2 Hoa Kỳ, 2 Việt Nam) nhẩy dù ra đáp xuống trên đầu ngọn cây vô sự. Khi toán biệt kích gom lại cùng với đồ trang bị, họ biết có chuyện chẳng lành. “Chúng tôi nhẩy dù xuống gần hơn (chưa đến mục tiêu) rồi đáp gần một căn cứ đóng quân của địch” Đại Úy Robb nhớ lại “Họ (lính Bắc Việt) càn quét khu rừng tìm dấu vết chúng tôi từ lúc trời sáng”. Toán biệt kích phản ứng nhanh chóng, xin phi cơ (phản lực Hoa Kỳ) oanh kích dọc theo một rặng núi, đồng thời yêu cầu trực thăng triệt xuất. Khoảng 10 giờ sáng, một trực thăng Lục Quân UH-1 phát xuất từ Quảng Trị bay đến, “câu” bốn biệt kích quân ra về an toàn.
Hai tháng Sau, Đại Úy Robb rời Đà Nẵng, ba trong bốn quân nhân Thundercloud nguyên thủy vẫn còn trong toán, nhưng họ trở nên “lạnh cẳng” sau hai năm trong toán Asp. Sau đó họ xin “giải ngũ”, toán biệt kích Asp lại ra khỏi danh sách.
Đến cuối năm 1970, sáu người dân tộc thiểu số Thái tuyển mộ ở Đà Nẵng. Người Thái sinh sống trong vùng tây bắc miền Bắc, có nhiều người di cư qua Lào sinh sống sau trận chiến tranh Đông Dương với người Pháp. Một trong số sáu người là Lò Văn An đã từng gia nhập đơn vị SOG năm 1966, tuyển mộ từ Vientiane (thủ đô Vạn Tượng, Lào) nhẩy dù xuống miền bắc trong chương trình 34A. Trong năm 1968, SOG chấm dứt chương trình 34A (nằm vùng dài hạn nơi miến bắc Việt Nam), chuyển sang chương trình xâm nhập ngắn hạn do các toán biệt kích Strata đảm trách (34B). Một trong những toán Strata đầu tiên xâm nhập miền bắc vị phân tán, trưởng toán là cha của Lò Văn An bị bắt, riêng Lò Văn An được trực thăng cứu thoát. Sau chuyến xâm nhập đó, Lò Văn An ra khỏi chương trình Strata, đến cuối năm 1970 anh ta cùng với năm người Thái khác trở lại đơn vị SOG, được bổ sung vào toán biệt kích Asp mới được xây dựng lại.
Toán biệt kích Asp mới có Đại Úy Lucius Delk vừa làm trưởng toán, vừa chỉ huy các toán biệt kích khác ở Đà Nẵng. Nhiều sĩ quan cùng cỡ đặt câu hỏi, sao có chuyện này! Ông Bố vợ của Delk, Đại tá Dan Schungel, là người chỉ huy các cuộc hành quân vượt biên (Lào Miên, chương trình 35) trong đơn vị SOG. Đến đầu năm 1971, Đại Tá Schungel thuyên chuyển đi đơn vị khác, Đại Úy Delk cũng ra đi.
Đại Úy Delk chỉ ở với toán Asp một thời gian ngắn, trưởng toán mới của toán biệt kích Asp là Trung Sĩ Klaus Bingham. Đó là chuyến tour thứ hai của Bingham ở Đà Nẵng, trước đó năm 1968,  anh ta phục vụ trong căn cứ hành quân 4. Toán Asp có thêm hai trung sĩ khác là James Luttrell và Lewis Walton.
Tháng Hai năm 1971 là thời gian có sự thay đổi trong các hoạt động của đơn vị SOG ở Đà Nẵng. Trong tháng đó, quân đội VNCH mở cuộc hành quân lớn về  hướng tây (Lam Sơn 719) vào Tchepone trên đất Lào để cắt đứt hệ thống đường mòn HCM, phá hủy các binh trạm, kho tiếp vận của quân đội Bắc Việt ở Lào. Ngoài vấn đề cung cấp không trợ, trực thăng đổ quân, Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc hành quân, không đưa người qua nước Lào (tất cả cố vấn trong các đơn vị VNCH được lệnh ở lại). Một trong những lý do người Hoa Kỳ muốn trắc nghiệm quân đội VNCH tự lực mở các cuộc hành quân cấp lớn (quân đoàn) và để chính quyền Tổng Thống Nixon đưa quân đội Hoa Kỳ về nước.
Theo lệnh chính sách này, đơn vị SOG ngưng các chuyến hành quân xâm nhập vào đất Lào ngoại trừ việc cứu phi công bị bắn rơi. Các toán biệt kích SOG chỉ hoạt động trong miến nam Việt Nam, vùng phi quân sự. Đến tháng Tư, sự thay đổi vùng hoạt động đưa đến việc cho các toán biệt kích trở lại đội hình nguyên thủy 12 người, vì cần hỏa lực hơn giữ yếu tố bí mật.
Mùa xuân 1971, đơn vị SOG tập trung vào việc phát triển đường xá của quân đội Bắc Việt (đường mòn HCM). Công binh Bắc Việt đã xây thêm, kéo dài con đường từ thung lũng A Shau về hướng nam đến thung lũng A Vương tỉnh Quảng Nam. Toán biệt kích Asp được trao nhiệm vụ “điều tra” việc xây dựng đường xá này mà toán biệt kích đã làm nhiều chuyến tương tự từ hai tháng trước.
Sáng sớm ngày 3 tháng Năm, toán biệt kích Asp gồm có 3 LLĐB/HK, 6 biệt kích quân người Thái xâm nhập vào sườn núi hướng tây ngọn Bol Kin, cách biên giới Lào 15 cây số. Ngọn núi Bol Kin cao thứ hai trong điạ phận tỉnh Quảng Nam, khống chế thung lũng A Vương từ hướng nam.
Mười phút sau khi xuống bãi đáp, toán Asp ra dấu hiệu an toàn qua máy truyền tin. Ngày hôm sau, một phi cơ điều không tiền tuyến FAC lên bao vùng khu vực toán biệt kích Asp hoạt động nhưng không nhận được tín hiệu nào phát ra từ máy truyền tin, hoặc từ dưới đất (gương phản chiếu…)
Ngày 5 tháng Năm, mấy phi cơ (FAC, trực thăng…) bay trở lại tìm kiếm dấu vết toán biệt kích Asp. Hai phi công báo cáo trông thấy gương phản chiếu, pano (vải phát ra mầu cam, hoặc xanh chói sáng rất dễ nhận ra từ trên cao) cách vị trí toán biệt kích xâm nhập khoảng 50 thước. Ngay sau đó, hai dáng người trong quân phục mầu xanh đậm được nhìn thấy gần tấm pano. Quay trở về Đà Nẵng vào buổi trưa, chiếc FAC hộ tống một trực thăng khác chở toán biệt kích cấp cứu SOG bay đến chỗ nhìn thấy tấm pano. Khi họ đến, trời đã về chiều, trời u ám sắp đổ một cơn mưa lớn, việc cứu toán biệt kích Asp phải ngừng lại, chỉ còn chiếc FAC bay bao vùng đến 5 giờ chiều.
Ngày hôm sau, một tận mưa bão lớn hơn nữa làm ngưng tất cả mọi việc. Đến ngày 7 tháng Năm, đơn vị SOG cố gắng đưa toán cấp cứu lên đường. Mười trực thăng được xử dụng để đưa (có thể cả trung đội Khai Thác Hornet) vào gần vị trí toán biệt kích Asp xâm nhập từ mấy hôm trước. Khi chiếc trực thăng dẫn đầu bay gần đén bãi đáp, súng đại liên quân Bắc Việt bố trí trên các sườn đồi bắn xối xả vào hợp đoàn trực thăng. Ba trực thăng đổ quân, hai trong số bốn trực thăng võ trang UH-1 Cobra trúng đạn hư hại, hợp đoàn trực thăng phải quay về Đà Nẵng.
Thay thế các trực thăng bị hu hại, đơn vị SOG cố gắng “vào” thêm một lần nữa trong ngày. Lần này, bãi đổ quân được chọn nơi khác có cao độ cao hơn bãi đáp cũ 600 thước. Để tránh đạn phòng không của địch, các phi công bay từ hướng khác vào, tránh những sườn núi có đặt súng. Lúc đó, trời sắp mưa làm cho chuyến hành quân cấp cứu bị ngừng lại.
Một loạt mưa gió tiếp theo làm việc cứu toán biệt kích Asp đình lại. Đến ngày 11 tháng Năm, thời tiết trở nên tốt, và đơn vị SOG không bỏ rơi đồng đội. Hai toán biệt kích SOG mỗi toán 12 người lên đường. Toán thứ nhất Bushmaster, trưởng toán là Eldon Bargewell, đã phục vụ tour thứ hai. Toán thứ hai Connecticut có trưởng toán Trung Sĩ Andre Smith.
Lúc đó, các quân nhân LLĐB/HK trong toán Asp đã được chính thức báo cáo mất tích, tuy nhiên cấp chỉ huy đơn vị SOG vẫn hy vọng toán biệt kích vẫn còn đang lẩn trốn trong một bụi cây nào đó, trong rừng núi. Hai toán biệt kích vào tìm kiếm hy vọng tìm được dấu vết toán Asp để lại như ba lô, vật dụng cá nhân… hoặc bắt sống một địch quân nào đó, để biết rõ số phận các biệt kích quân trong toán Asp.
Hai toán biệt kích được đưa vào cách xa vị trí thả toán Asp để an toàn, họ lần mò vào khu vực dò thám. Sau hai ngày lục soát, họ tìm thấy một phần tấm pano bị rách nơi một vị trí trống trải có thể làm bãi đáp cho trực thăng thả / bốc toán biệt kích. Trưởng toán Bushmaster Bargewell lên tiếng báo động “Coi chừng bẫy của địch!” Cả hai toán biệt kích “de” (lùi) lại, đúng lúc tiếng súng lính Bắc Việt bắn tới từ xa. Cả hai toán biệt kích vừa chạy giữ khoảng cách đối với quân truy kích Bắc Việt, vừa gọi trực thăng cấp cứu. Cả hai đều được trực thăng đưa về cann cứ an toàn.
Đó là lần chót đơn vị SOG cố gắng tìm kiếm các quân nhân mất tích toán biệt kích Asp. Vài tháng sau, một tù binh Bắc Việt khai, toán biệt kích Asp đi vào một ngôi làng (đã bị quân đội Bắc Việt chiếm đóng) và bị “thanh toán”.
Tên toán biệt kích Asp trồi lên một lần cuối trong tháng Tám năm 1971. Toán được thành lập lại với hai Trung Sĩ Thompson và Queen. Trong thời gian đó, việc rút quân đội Hoa Kỳ về nước đang tiến hành, sự hiện diện quân nhân LLĐB/HK trong đơn vị SOG cũng giảm đi nhiều, toán biệt kích Asp bị giải tán trước khi nhận lệnh hành quân. Đơn vị SOG chấm dứt nhiệm vụ trong tháng Tư năm 1972.
Câu chuyện về toán biệt kích Asp có nhiều uẩn khúc, về định mệnh của các biệt kích quân trong toán. Về việc mất ba quân nhân Hoa Kỳ lần đầu tiên năm 1968, toán tìm kiếm, thâu hồi quân nhân (Hoa Kỳ) mất tích trong trận chiến tranh Việt Nam, đã tìm kiếm khu vực nơi hướng bắc Tchepone năm 1992, khi được nghe dân điạ phương nói phong phanh, ba người Hoa Kỳ chết được chôn cất trong khu vực. Một người dân điạ phương tình nguyện đưa toán tìm kiếm đến vị trí chôn cất, nhưng khu vực bị bom tàn phá nặng làm cho người dẫn đường không nhận diện được vị trí. Toán tìm kiếm đào xới nhiều nơi nhưng không tìm thấy xương cốt, vật dụng tùy thân của ba quân nhân Hoa Kỳ.
Về chuyện mất tích năm 1971, trong tháng Mười năm 1991, một người dân sống trong khu vực trả lời nhân viên phòng tìm kiếm thâu hồi quân nhân Hoa Kỳ mất tích, lúc đó có một trận đánh giữa VC (đơn vị điạ phương) và toán biệt kích (Asp), trong vòng hai ngày, kết qủa cả sáu người lính biệt kích đều bị giết chết.
Trong tháng Năm 1992, một người dân điạ phương khác nói rằng, cả ba quân nhân Hoa Kỳ đều tử trận và họ không được chôn cất. Một cuộc đào xới trong khu vực năm 1993, chỉ tìm thấy vài khuy áo và một con dao găm, chưa đủ bằng chứng về toán biệt kích Asp.
Cũng trong năm đó, một biệt kích quân duy nhất Lò Văn An trong toán Asp sống sót  chuyến xâm nhập tháng Năm 1971. Anh ta kể lại, gần giống như nhân chứng trước đó, toán biệt kích đi vào trong làng và bị quân điạ phương VC bao vây. Bị ra lệnh đầu hàng, ba quân nhân LLĐB/HK không chịu, chống lại, chiến đấu cho đến khi hết đạn. Trận đánh làm chết vài VC nên cả ba quân nhân Hoa Kỳ, năm biệt kích Thái bị hành quyết. Lò Văn An là người duy nhất sống sót, chạy sang Lào, anh ta hiện sống bên Pháp.
vđh
  










Greg Walker
Thank you, my new STD friends! Bobby was an orphan who was adopted by SOG/Mike Force as an interpreter. He was Vietnamese/French. The NVA killed his family and only he survived. He was with RT ASP and later with the Mike Force. He then became a warrant officer, then a Captain in the Vietnamese Airborne. It was his company that held Tan son Nhut airbase during the fall of Saigon - he broke out with his men and made it to the coast and ultimately the US 7th Fleet. Bobby was known as Nguyen van Viet while with RT ASP, and when he immigrated to the US he called himself "Ngyuen van Nguyen". He kept the name "Bobby" until his death in 1978. Bobby is buried in Ontario, Oregon, along with those killed with him in Nicaragua - any additional information about this warrior-brother is greatly appreciated!




Bobby Nguyễn tên Việt Nam là Nguyễn Văn Việt 






https://www.specialforces78.com/wounded-warrior-part-two/

Michael Echanis Wikipedia
















Saturday, May 30, 2020

Hồi Ký của một người Lính Lôi Hổ / Quê Hương Đã Mất

1/ Chiến đoàn 1 tiếp ứng mặt trận Phan Rang:
 Ngày 5 tháng 4 năm 1975. Được lệnh của Đại Tá Đòan văn Nu Giám Đốc Nha Kỹ Thuật và Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Sở Liên Lạc, Tôi và  Đại Tá Đằng bay ra Phan Rang thị sát mặt trận và họp với Bộ tư lịnh tiền phương với 2 tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang chỉ huy. Tình hình chiến sự đã đến hồi nguy ngập, Sư đoàn 2 Bộ Binh không còn đủ quân số và các Lữ Đoàn 2 và 3 nhảy dù cũng vừa rút lui về Phan Rang tăng viện để cố thủ phòng tuyến trọng yếu này:

Mặt trận rất cần tiếp tế thêm đạn và lực lượng để ngăn các làn sóng “biển người” đang tiến vào thành phố từ các tỉnh Bình Trị Thiên và cao nguyên miền Trung.
Về Sở báo cáo xong là ngay tối hôm ấy, tôi cho tập họp các toán lại và chia ra hai: một nửa ở lại SG dưới sự chỉ Huy của Thiếu Tá Được và một nửa khoảng hơn 100 sĩ quan, Hạ sĩ quan và binh sĩ chuẫn bị hành trang tác chiến đi Phan Rang cùng tôi với bộ chỉ huy Đoàn gồm có: Thương, Đí, Hưng, Ẩn, Thuần và Lộc.
Chỉ có chiến đoàn 1 là còn đủ quân số và đang sung sức để ứng chiến tức thời còn hai chiến đoàn Lôi Hổ 2 và 3 vừa từ mặt trận trở về cần được bổ sung lực lượng sẽ ra sau để thay thế trong vòng vài tuần tới.
Sáng sớm ngày 6 tháng 4 năm 1975
Tướng Nghi biệt phái một chiếc C130 chờ sẵn ở bộ Tổng Tham Mưu NKT để  đưa quân tăng viện. Ngay ngày đầu tiên đặt chân xuống sân bay Phan Rang, chúng tôi (vì quân số ít và công tác đặc biệt) nên được ở gần bên cạnh phòng chỉ huy của bộ Tư Lệnh Tiền Phương và 5 toán đã được cấp tốc thả xuống vùng đồi núi quanh tỉnh Phan Rang thám sát mặt trận phía Bắc. Tin tức từ các toán đưa về rất khả quan và có được nhiều tin tức quan trọng, do đó có thể có kế hoạch cụ thể để ngăn chận làn sóng tiến quân của Cộng Sản.
Tướng Nghi đặc biệt khen thưởng và khích lệ Chiến Đoàn 1 và gọi về Sài Gòn xin nghị định thăng chức 1 cấp tại mặt trận cho toàn thể các Anh em Lôi Hổ.
Tuy nhiên,  chúng tôi không ai thấy vui mừng mà lại thấy lo nhiều hơn vì tình hình chiến sự ngày càng sôi động, các phòng tuyến bị vỡ từ các nơi tan tác chạy về đều than là thiếu tiếp tế đạn dược và phòng không, máy bay không có nhiên liệu… còn CS thì như đàn rắn bò hàng hàng lớp lớp tràn lan khắp nơi với chiến thuật biển người…các tin tức quân sự từ những địa đầu giới tuyến bay về tới tấp “vỡ tuyến” “rút lui”, “tan hàng” …dồn dập!…
 
2/ Vỡ phòng tuyến. Tan hàng:
Và điều gì đến đã đến!
Nhiên liệu cạn khô, đạn dược không còn, mọi tiếp liệu bị cắt…RỒI thì…
Ngày 15/4/75 : Các phòng tuyến quanh sân bay đã vỡ, sân bay bị VC pháo kích dữ dội, vài chiếc máy bay bốc cháy, trực thăng đáp xuống thả Nhảy Dù và Biệt Động Quân kéo về rồi lại bốc thương binh bay đi… Chiến Đoàn 1 Lôi Hổ vẫn còn 2 con Hổ (2 toán) thả xuống Khu vực Tây Bắc Phan Rang chưa bốc lên được mà phi vụ thì bị đình trệ vì các máy bay đã không còn xăng để bay, Phi công phải múc từng ca xăng đổ vào bình Phi cơ từ những thùng xăng cạn quẹt… Tôi cho gọi máy kêu hai toán đang làm nhiệm vụ thám sát tìm đường rút về và ra lịnh tập trung các toán còn lại sẵn sàng ứng chiến. Chiến Đoàn 1 đến lúc này vẫn còn nguyên quân số, chưa bị thất thoát chút nào!
Nguyên một đêm không ngủ trong tiếng gầm thét của bom đạn pháo vào sân bay, tôi cùng với đơn vị đi đến trước sân chờ giờ họp vào sáng sớm ngày 16/4/75
Thấy các vị chỉ huy các binh đoàn đã đến, tôi cho lịnh các anh em ở ngoài chờ, tôi vào trong họp với Bộ Tư Lệnh tiền phương. Sau khi thuyết trình về tình hình chiến sự, Tướng Nghi ra lệnh khẩn cấp “rút quân”, ai lo đơn vị đó… Sân bay bị pháo kích cả đêm hôm qua, máy bay phần bị tê liệt, phần không có nhiên liệu, phần tải thương bay đi không thấy bay về! Chỉ còn một chiếc máy bay đang chờ các vị chỉ huy của Bộ Tư Lệnh. Nhưng các vị không ai chịu leo lên máy bay ngoại trừ  Chuẫn Tướng Nhựt ( Sư đoàn 2) và Đại Tá Biếc (Liên Đoàn trưởng Biệt Động Quân). Hai ông này gọi tôi: ” Huấn, bay về Sài Gòn đi, mặt trận vỡ rồi! Phi công nó sắp cất cánh đó”
Nhưng tôi lắc đầu bỏ mặc hai ông trèo lên bay thẳng và quay lại ra lịnh cho các Trưởng toán dẫn toán mình và cùng tôi với ban chỉ huy đoàn chạy ra khỏi khu vực sân bay về hướng Du Long, băng vào rừng để tránh đụng địch tìm đường ra mũi Cà Ná, nơi có Tàu đang cắm neo chờ tải quân dân.
Tình hình hỗn loạn vô cùng, ai theo cách nấy. Không còn hàng ngũ gì nữa, một số lính  BĐQ và bộ binh đi theo chúng tôi vì không có ai hướng đạo. Trong đêm tăm tối, chúng tôi cắm cúi chạy thoát ra vòng đai sân bay chạy thục mạng về phía ngọn đồi phía trước, khi lũi vào bụi, khi đi tìm đường mòn, băng hào, lội rạch để chạy càng xa tốt, tránh tầm đạn pháo và đường cái càng tốt vì binh lính VC đã đổ xô ra đầy các nơi, xe tăng và xe chiến xa của CS cũng rầm rộ tiến vào phố chợ.
 Trên đường đi gặp vài nhà dân làng phơi áo quần chúng tôi đã ” mượn tạm” để thay đổi ra dạng dân sự. Tối hôm đó, leo lên đến ngọn đồi trước mặt thì chỉ còn có 1 toán Lôi Hổ theo tôi mà thôi khoảng chừng 6-7 anh em, có cả máy truyền tin nhưng gọi không ai bắt, nói không ai nghe! Tôi lấy ống nhòm nhìn xuống sân bay và khu trại  đóng quân thì đã tràn ngập  dày đặc Cộng quân như kiến rồi! Thế là xong!
 
3/ Qua thanh lọc, vào trại tạm giam:
 Hai ngày lặn lội trong rừng vừa đói vừa khát, chúng tôi chỉ còn cách là chôn dấu súng và chạy lẫn vào đám dân quân tán loạn vào làng chài dưới chân đồi.
Tại đây, Cộng Sàn đang dang rộng vòng vây lùa tất cả đoàn người chạy loạn vào làng để thanh lọc, tất cả dân quân đều bị bắt giữ và dẫn về khám chính Phan Rang cả hàng ngàn người…
Hàng ngày, các xe cam nhông thả về từng đợt.. từng đợt, lính có, công chức, dân sự có… đủ các thành phần bị tình nghi.
Lại khai báo lý lịch, cấp bậc, chức vụ…
Kinh nghiệm được huấn luyện về “bảo mật và bảo an” là đừng bao giờ ” nói thật. Nên, tại đây, tôi cũng khai y như lời khai khi vào làng là : Thầy giáo, tên Bé và cũng dặn các Anh em đồng đội là “phải trước sau như một, không đổi lời khai”.
Tôi cũng gặp lại một ít Sĩ quan và Hạ sĩ quan thuộc cấp  và binh sĩ của mình. Nhưng vẫn còn một số lớn khác không biết thất lạc nơi nao hay đã chạy thoát rồi!?
Ấn tượng nhất là Trung Sĩ Đông, đã nhường thức ăn và cùng với “tà lọt” Trịnh Thiên chăm sóc tôi chu đáo lắm!
Nhưng cũng vì thế mà tôi bị kêu lên gọi xuống thẩm tra nhiều lần. Ngay cả Đông cũng bị hạch hỏi là ” phải ông này là Chỉ Huy không? Sao Anh kêu là “ông Thầy” và săn sóc, vâng dạ ông ta?”
Đông khai là gặp lại thầy dạy học cũ nên quý mến và mừng vui thôi!
Ở đây cũng có 2 người Chuẫn Uý man khai bị phác giác. Riêng đơn vị chúng tôi bảo vệ nhau một cách kín đáo và thành tín xứng danh nghĩa Lôi Hổ của quân đội VNCH cho nên tôi được “an toàn trên xa lộ” không bị “lộ hành tung”.
Xin cám ơn các đồng đội quý mến và can trường của tôi!
 
4/ Ra khám, vào tù:
 Đợt này CS lọc ra hàng ngủ Sĩ Quan cấp Tá thì đưa về trại giam Bác Ái ở Quãng Ngãi còn thì thả một số thường dân địa phương và sau đó là chia ra làm nhiều đợt để  đưa Hạ sĩ quan, công chức, giáo sư, giáo viên đi vào các trại “cải tạo” dưới chân đèo Du Long, cầu Tân Mỹ để HỌC TẬP. Như vậy, nhóm Anh em chúng tôi gồm Thượng Sĩ Đông, Tr.Uý HN Thương (khai là Trung Sĩ), Trịnh Thiên và tôi được về ở chung một trại gồm có 182 người bị lùa vào “trường học tập cải tạo” cho đến 30/4/75, ngày DVM Tuyên bố đầu hàng giao miền Nam cho CS. Hôm sau, trong không khí “phấn khởi hồ hởi” của tụi bán và cướp nước, tụi nó đã gọi đủ 182 tên của trại viên ra thả cho về. Tôi là người được gọi tên rốt cuối số 182.
Bốn người chúng tôi dốc hết tiền túi còn lại đánh chén một bửa no nê rồi ra đường đón xe tải quá giang về Sài Gòn tìm gia đình để lại chuẫn bị khăn gói tiền bạc đóng cho 10 ngày đi “tập Trung học tập cải tạo” mà thời gian 10 ngày đối với bản thân tôi là bản án hơn 6 năm ở trại TÙ Tân Lập ở Hoàng Liên Sơn, Bắc Việt.
Những tháng ngày TÙ tội trên vùng núi sâu rừng rậm của cao nguyên Bắc Việt, không thể TẢ hết nỗi đau thương, khốn khổ, tủi nhục dưới sự hành hạ vô nhân đạo của bè lũ CS. Bên tôi nhiều bạn bè đã ngã quỵ vì thiếu ăn, thiếu mặc và bịnh hoạn vì thiếu chữa chạy, thuốc men!
Đầu năm 1981, tôi được thả về và bảy tháng sau thì bị bắt lại vì tội vượt biên và cũng với lời khai man lý lịch “thầy giáo”, lại ở TÙ thêm 2 năm nữa ở khám Cần Thơ, vị chi là hơn 8 năm trong ngục tù của CS.
 
5/ Cuối đời: 
Năm 1988, gia đình chúng tôi qua New Zealand định Cư theo diện “bảo lãnh đoàn tụ gia đình” với các em trai của vợ.
 Đã qua một đời và một thời hiến thân trai đền nợ núi sông. Bây giờ tuổi đã trên 75, chân đã chồn, gối đã mõi mà lòng THƯƠNG TIẾC “Quê Hương đã mất” thì không hề phai nhạt….
LH-Tống Hồ Huấn & Diên Hồng

Sunday, August 25, 2013

Tâm Tình Đòan Khánh


 Đòan Khánh ngồi giữa giơ tay chử "V" for Victory
Đời lính gian khổ vào sinh ra tử là chuyện bình thường, đặc biệt là lính Lôi Hổ, mỗi lần nhân công tác là chấp nhận tính mạng mình, còn sống sót đến hôm nay thì thật là quá may mắn rồi, đó là lời Quang, tâm sự, ôn lại đời sống quân ngũ thật là dài dòng, kể làm sao hết được, có những kỷ niệm muốn quên đi, nhưng thật khó.

Trước tết Mậu Thân năm 68, 4 toán, Idaho, Dakota, Alabama, New Jersey từ Phú Bài nhận lệnh vào căn cứ Khe Sanh để mở đường máu cho Bộ Chỉ Huy từ Khe Sanh đến Khe Sầu nếu Khe Sanh thất thủ như Điện Biên Phủ (thuyết trình hành quân cho biết), ngày đầu tiên đến, Tây đưa lương khô thay thế cho thức ăn tươi nóng, tưởng mình dân từ FOB#1 là ngon lành lắm, không thèm ăn lương khô, mượn cớ là sẽ bị táo bón, Tây trả lời tỉnh bơ “we don’t have hot food” và rồi bỏ đi, chuyện lạ gì sảy ra?, thông thường không bao giờ sảy ra như vậy, dù là đi NKP hoặc Utapao Thái Lan Tây cũng phải mua thức ăn thượng hạng ở các nhà hàng về cho toán, chưa nói là toán có dịp “sai Tây trả thù dân tộc”, việc gì xẩy ra đây? Khoảng 4-5 giờ chiều tất cả đều đói bụng, gom cây lại đốt lửa bên hông nhà làm món Cơm Chiên Thập Cẩm Lôi Hổ lót bụng trước khi đi ngủ, ngồi cạnh đống lửa, vừa trộn mọi thứ trong gói gạo sấy, vừa nấu nươc sôi, cùng vừa tán dóc… Định Lèo la lên Quang, Khánh nằm xuống… tiện chân hắn đạp hai thằng lăn xuống giao thông hào “được đào sẵn hai bên hông nhà”.. trái đạn cối (81 hay 82) nổ cạnh đống lửa, nhìn Định Lèo thấy trên miệng hắn đang ngậm Cà Tha, còi báo động hú liên hồi khắp nơi, thì ra cuộc chiến tại thung lũng Khe Sanh bắt đầu, và rồi đạn cối của VC rơi rải rác khắp nơi, ước chừng trên dưới 500, các toán viên từ Phú Bài đều an toàn và di chuyển ra giao thông hào, khoảng 8 giờ tối kho đạn phía TQLC Mỹ bắt đầu trúng pháo, nổ liên tiếp qua hết ngày hôm sau, thế là không ai bảo ai, tự đào hầm trú ẩn kiên cố, bao cát chồng nhau lên tới cả hơn chục chung quanh TOC. Hằng ngày sáng, trưa, chiều, tối, khuya đều ăn pháo nặng, nhẹ đủ cỡ đều có khoảng trên dưới 500 quả. TQLC Mỹ rút gọn về chung quanh Phi Trường, Quận Khe Sanh thất thủ, đêm đêm trong hầm trú ẩn đều được đấm lưng miễn phí do B-52 trải thảm, dù vậy mà ở ngoài vòng rào của trại cũng có Giao Thông Hào của VC đào chung quanh. Đêm Lang Vei (cách Khe Sanh khoảng 5-6 Km. tầm nhin khá xa bởi trống) bị tấn công, 2 toán Alabama và Dakota trang bị AK, nón cối, dép râu, tay xách thêm bao cát, đóng vai thanh lý, toán đầu trại, toán cuối trại, gỡ mìn hàng rào phòng thủ, bò ra khỏi trại (tránh lính địa phương nội tuyến trong trại) trong màn đêm tối, âm thầm tìm đường tiến đến trợ giúp cho Lang Vei, Alabama sẽ tiến ra hướng Quận Khe Sanh bọc theo suối tiến đến đuôi Làng Vei, Dakota tiến về hướng Hickory (đồi 882) vòng trở lại tiến đến đầu Lang Vei, dọc lộ trình Alabama đều biết và nghe bọn chúng làm Heo, Gà ăn mừng, thỉnh thoảng trong căn cứ Khe Sanh bắn Hỏa Châu, nên thấy rõ bọn chúng, có cả trai cả gái, la, gọi nhau chí chóe tứ phía, đêm đó Lang Vei thất thủ, Sáng hôm sau Alabama tiến chưa được nửa đường, ban ngày địch không hoạt động nhiều như ban đêm vì sợ máy bay, phe ta tìm nơi an toàn lẩn trốn, di chuyển rất chậm tránh địch phát hiện (có lẽ VC không hay biết tin tức là có các toán hoạt động), lúc này toán nhận lệnh phải tiến đến Lang Vei lúc 0600h sáng hôm sau trợ, giúp cứu khoảng 15 ông Tây còn kẹt tại hầm bí mật trong căn cứ Lang Vei, đúng giờ ấn định, toán đã đến địa địa điểm bìa rừng, có thể quan sát thấy những căn nhà tôn+lá (theo bản đồ khu trại gia binh), trống rỗng, ớn lạnh giống làng ma quái trong phim ảnh, toán Dakota cũng đã có mặt ở đầu căn cứ được biết qua truyền tin.

Khoảng 0800h sáng Trực Thăng gồm nhiều Cobra, Slick, Gun ship bắn dọa, hộ tống để thả 2 toán Idaho, New jersey vào giữa Lang Vei giải cứu những ông Tây, 2 toán xâm nhập an toàn, Trực Thăng bay ra (quay về), Đột nhiên từ bìa rừng pháo, và bắn đủ loại súng vào 2 toán, cũng may và toán cũng dầy kinh nghiệm, đều an toàn dưới giao thông hào, trực thăng vòng trở lại đáp lễ, VC câm họng toàn bộ, ( thì ra sau khi chiếm được Lang vei  VC rút ra bìa rừng bày binh bố trận) cùng lúc này cùng xuất hiện vài chiếc CH-53 đáp thả toán (toàn bộ Tây), rồi bay lên cao, 2 toán Dakota và Alabama nhận lệnh tiến vào Lang Vei, toán di chuyển (đa phần bằng giao thông hào có sẵn) Alabama bị tấn công tới tấp, những lúc chạy trốn vào Lô Cốt đều bị tự động đẩy lui ra do HƠI người chết thê thảm (nửa người cháy đen, tay, chân, đầu, phèo phổi văng tứ tung trong Lô Cốt, thật là rung rợn, có lẽ bị B40 bắn, thịt người rữa ra, nửa sống nửa chín), trong lúc Alabama và Dakota bi tấn công, những Trực Thăng (CH53) hạ mình xuống bốc toán Tây lên (có lẽ cũng kèm theo số Tây kẹt lại), Alabama có lệnh tấn công ra bìa rừng có Cobra và Gunship mở đường, lúc này thấy xuất hiện nhóm người khoảng 30 hay 40 người dân+lính, đa số đàn bà chạy đến hướng toán, họ từ từ chạy đến gần tới phía toán, lúc này tình hình lắng dụi, VC không dại lò đầu ra khi bao nhiêu Trực thăng võ trang quần trên đầu sẵn sàng nhả Rocket, tôi nghe Quang và Hùng nói “Anh Huấn, Anh Huấn”, Quang chì tay về hướng nhóm người tiến gần đến toán, trong lúc này cả toán phải chĩa súng để đề phòng bất trắc, tôi buột miệng hỏi Huấn nào? Tr/U Huấn đơn vị mình, Quang trả lời, tôi chưa từng biết và nghe Tr/U Huấn trước đó, tôi nhìn thấy anh nhỏ con, ốm yếu, tiều tụy, mặc chiếc áo field Jacket mỏng của nhà kho LH phát, gương mặt xương vẫn lộ vẻ cương nghí, thêm người khác anh em để ý nữa là người đàn bà mang bầu, bụng nhô ra hơi to mặc chiếc áo dệt mỏng, chỉ gài móc trên cổ màu đỏ, thật là đáng thương hại, anh em trong toán chỉ nhìn nhau, qua ánh mắt trao đổi đã quyết định bắt buộc phải làm gì cho họ rồi, tiếng Trực Thăng CH53 càng lúc càng gần đến triệt xuất toán, VC pháo kích, vài người thường dân bị thương, số còn lại chạy tản mác tìm chỗ ẩn nấp, Cobra xịt Rocket và hụ Đại Liên (VC khờ quá hoăc không biết chiến thuật triệt thoái của Trực Thăng) Tây toán trưởng lên tiếng “ready” chỉ 12 nhân viên toán, lệnh trên Trực Thăng, đáp xuống bãi Tây lo tìm chỗ nấp phòng thủ Quang, Hùng, Hạnh vừa đi lùi vừa bắn, anh Huấn và người đàn bà (không hiểu ai đưa áo Field Jacket cho chị mặc) bị đẩy ở giữa 3 toán viên, nghe toán bắn, Tây xạ thủ cũng bắn vào phía bìa rừng từ hai bên hông, không để ý kiểm soát con số người vào tàu, số dân nghe súng nổ đều tìm nơi ẩn nấp, toán vừa bắn phía bìa rừng vừa chạy vào máy bay đúng lúc chiếc CH53 nhấc rời mặt đất, 10 phút sau về đến căn cứ Khe Sanh an toàn, Anh Huấn và người phụ nử có bầu được Tây ở TOC đưa đi đâu không biết, Alabama và các toán quay trở lại Lô Cốt của mình và tiếp tục nhiệm vụ mình tại Khe Sanh, sau đó đươc nghe anh em nói “Anh Tr/U Huấn trú đóng ở Hickory (Radio Relay), đồi 882, di tản cùng với quân nhảy dù Lào xuống Lang Vei và rồi như vậy đó,

Ngày nay hai thằng LH bệnh như nhau, có lẽ va chạm những chất đôc thời chiến tranh VN, đứa ở VN không được phát hiện sớm để chữa trị đúng mức, thật đáng buồn cho bạn mình.

Viết vội cho bạn mình, (không biết, khéo viết, viết bất dĩ) xin mọi người xí sá.


Đoàn Khánh

Wednesday, May 9, 2012

Đời Nhảy Toán / Lôi Hổ






1-
Tiểu đoàn Phi-Hổ Nùng . Lúc này chỉ còn một đại đội. Người Mỹ đã sa thải một số Biệt-kích-quân không đủ khả năng. Riêng tôi sau chuyến hành quân tập kích vừa qua. Được chấp nhận trong cuộc thi tiếng Anh. Với chức vụ thông ngôn và theo lời tôi yêu cầu...
Cuối năm 1969, tôi thuyên chuyển sang Đại-đội-thám -sát  (Recon
Company)  và nhận thông ngôn Toán Indiana. Toán này đang chờ bổ sung bởi chuyến xâm nhập vừa qua, toán chỉ còn trở về người toán phó Mỹ và hai Biệt-kích-quân.
Thời điểm này, đầu năm 1970. Chương trình Biệt-kích của Nha-kỹ-thuật không còn ở mức quan sát viên như trước. Chuyển qua giai đoạn hành động. Những sĩ quan, hạ sĩ quan đến trại mỗi ngày một đông. Hai toán chờ bổ sung. Indiana và Idaho được chuyển giao cho Nha-kỹ-thuật với tên mới Thăng-Long và Bắc-bình.
Toán chúng tôi, Indiana bổ sung quân số xong, đươc nhận tên mới
Thăng-long. Toán trưởng Thiếu úy Bửu-Chính, toán phó Trung sĩ Lê Nam. Toán được đưa về Trung-tâm-huấn-luyện Long-thành ở thành phố Biên-hòa thụ huấn.
Trở lại trại CCN-Đà-nẵng, cái nắng hầm hập của ngày hè thật khó chịu. Gio biển không đủ để đẩy lùi cái nắng nóng. Cầm tờ phép năm ngày công thêm hai ngàn đồng tạm ứng trên ban lương.Toán tha hồ vung vít ngoài phố. Riêng tôi và Thiếu úy Bửu Chính có chương trình riêng. Ngày đầu về Phước-tường thăm nhà tôi, rồi sáng hôm sau trực chỉ Huế. Xe đến Nam-ô, nhìn ngọn núi cao vợi án ngữ mà khâm phục ông cha ta với công mở cõi. Xe đợi giờ để lên qua đèo. Gio biển hắt thêm cái nóng từ cát trắng và những cụm phi lao thấp tè chẳng che được mát trộn lẫn mùi tanh nồng của biển theo gió hắt lên đi qua cái làng chài bên tay mặt. Chiếc xe gầm gừ leo dốc chậm chạp, mặt đường nhỏ hẹp bên vách đá thẳng đứng và vực thẳm bên này. Dưới chân nước biển xanh ngắt. Ngồi nghỉ trên trạm dừng chân đỉnh đèo, không khí trong lành, cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Bằng cảm nhận giây phút chợt đến, lòng tôi như thoát tục lâng lâng bay bổng, nhẹ tênh cùng cảnh vật. Tiếng ơi ới gọi nhau lên xe làm tôi bừng tỉnh ngất ngây. Bửu Chính sau lưng nắm tay tôi "Làm chi mà đừ người ra rứa, bộ lạ lắm sao..."Trấn tỉnh, tôi cười nói với hắn "Cảnh đẹp quá, tớ đang nghĩ tới Hoàng-thân Tôn-thất-Mỹ, tới được đỉnh đèo ngài tức cảnh sinh tình, cùng phu nhân thoát tục, hì hụp. Kết quả thượng mã phong, để lại tiếng khóc của phu nhân..."Nghe động đến gia tộc của hắn, nhăn mặt miệng chửi thề kéo tôi vào xe x
uống đèo nhưng xe cũng chậm như lúc lên.
2


Ngồi trong xe lắm lúc giật mình, tưởng tượng chỉ cần một sơ sẩy hoặc xe hư là có thể lao thẳng xuống núi tắm biển. Phía tay mặt xuất hiện bên dưới phong cảnh tuyệt vời. Một cái lõm biển chạy vòng dài theo núi, mây lãng đãng dấn trôi, cát trắng mịn leo lên như muốn lấn đá núi, xa xa thấp thoáng vài con tầu cá điểm lồng vào mầu xanh biển cả. Ba ngày vui chơi ở Huế, Bửu Chính đáng mặt thổ địa...Ngạc nhiên đầu khi về tới nhà hắn. Mọi người đều gọi hắn là mụ, mụ Chính. Hàng cây cảnh tuyệt đẹp ngoài sân chạy theo dãy hàng hiên vắng lặng treo những lồng chim. Dưới tàn xanh xum xuê cây Ngọc-lan tỏa mùi thơm ngào ngạt. Cảnh tĩnh lặng như muốn dấu đi hay hắt bỏ mọi cuộc sống náo nhiệt. Ngồi trên sập gụ. Hai mẹ con đối đáp hỏi nhau bằng giọng điệu hết sức nhẹ nhàng, tiết kiêm lời nói và người đàn ông đứng tuổi sau lưng, khi đặt ba tách trà rồi lui đứng đó im lìm. Bà mẹ Bửu Chính quay sang hỏi
chuyện tôi. Trong sự e dè tôi chậm rãi trả lời. Vài cái bánh trong cái dĩa to được đưa lên và những người trong nhà nghe chuyện chạy lại thăm cũng chỉ nói ít, phần đông vòng tay cúi đầu chào, khép nép. Cả buổi chiều dành cho gia đình tôi chứng kiến nhiều phong tục cũng như lễ nghi, phép tắc khác thường. Tỏ ra người lớn Bửu Chính nét mặt luôn trang nghiêm, cử chỉ khiêm tốn. Có những ông bà đã già gặp hắn vẫn phải cúi đầu, gập mình chào hỏi. Bữa cơm tối gia đình, lần đầu tiên tôi mới thưởng thức được cái mùi trong chất gạo ngọt nồng hương lúa, dai, dẻo của gạo đặc sản xứ Huế, gạo De An-cựu. Ăn với chim sẻ quay dòn. Trên chiếc Honda dame xanh. Bửu Chính chở tôi thăm thú kinh thành, lăng tẩm, hồ vọng...Có khi xa tít ngoại thành qua những đồng lúa, ao sen, e ấp quanh hàng cây cao chạy dài xa tận đồi dốc thoải, ngắm mà mê
cả mắt. Bầy chim trắng bay theo đội hình chữ V xa xa một con vẻ già yếu, đang cố theo sau.
Buồi chiều sông Hương vắng lặng, trên bờ thưa thớt, người ta đợi nắng khuất. Đúng như vậy, mọi sinh hoạt đều đổ dồn ra, chả mấy chốc mà náo nhiệt, những đôi gánh đặc trưng bán đồ ăn quà, đến cái thúng đội trên đầu bán hột vịt lộn, mà cô hàng chỉ rao có một tiếng, nghe lầm tưởng đến cái danh vật muôn thủa mà phát ớn, mặt đỏ bừng...Dưới dòng sông đò cũng tấp nập chẳng kém, inh ỏi trao đổi thuê mướn, ngã giá. Tay chỉ bên kia sông nơi sản xuất thứ gạo de nổi tiếng. Trên đồi chùa Thiên-mụ cô đơn lặng lẽ.


3
Hai đứa bước xuống con đò thuê, khá lớn so với đò xung quanh. Ra giữa giòng, đò xuôi về hướng hạ lưu. Không gian êm đềm, sông nước tạo cảnhhữu tình. Trăng đã lên, sao sáng lung linh. Chiếc ghe con cập vào conđò đang neo, mang lỉnh kỉnh những thức ăn cùng hai kiều nữ sông Hương, bạn học của Bửu Chính lúc hắn chưa đi lính. Qua màn giới thiệu, với ánh mắt linh hoạt, nhưng cử chỉ e thẹn nhẹ nhàng...Người đàn ông chủ đò sáp xếp đồ ăn cùng rượu và hai tiểu thư bắt đầu vào cuộc vui đờn hát. Ly rượu đầu trang trọng giao hảo với tiếng cười không ngớt. Bầu không khí nhịp nhàng chuyển động. Bửu Chính tỏ ra thích thú hết cỡ với
những bài hát hò đặc giọng, đôi lúc nhẩy nhổm lên với tiếng mõ đúng điệu nhịp, tay vỗ vẻ suýt soa...Chưa quen với bàn tiệc kiểu này, tôi chỉ biết làm theo và bắt chước. Ngừng tiếng đàn hát hai ả chia nhau tôi và Bửu Chính...Nói cười ngọt lịm chẳng thua tiếng hát...Có lẽ còn dễ nghe và khoan khoái hơn...Rót vào tai êm ả, mê ly...Cùng rượu nồng thi nhau biến hết. Chả mấy chốc,đêm vắng lặng, bóng trăng đã ngả xuyên qua lỗ vách liếp đò...Cả bốn người có vẻ khật khừ, những câu hát chợt nổi, ngắn không bài bản, tuôn ra tùy hứng...Tự nhiên bàn tay sôi nổi đi tìm cảm giác rồi những tiếng cười ré lên "Nhột, mần chi mà nhẽo rứa" Cứ thế, trong đỉnh của sự cợt nhã...Lúc ngối lúc lăn. Ông chủ đò đã mang ra chai rượu thứ hai. Dĩa gà luộc to lớn và chén muối tiêu chanh ngổn ngang như chiến trường tàn cuộc. Cái phao câu gà cứ bị đẩy qua lại tênh hênh một mình như thách thức. Vai đã ghì vai và miệng mặt cũng gần nhau phà hơi thớ nóng chẩy...Thoạt tiên ngần ngại, dần dà
bạo dạn hẳn lên. Ngọn đèn chao đi theo con gió đêm lạnh và đỉnh điểm cuộc vui bày ra trong những cái lắc lư, sóng vỗ mạn đò...Đờn một bên, mõ một nẻo, quấn lấy nhau trong tiếng kêu trầm thống, thịt gọi thịt, da gọi da, nhịp tim gọi nhịp tim hào hển, háo hức, nồng nã. Ngọn đèn gió đã tắt đi từ bao giờ, ngoài kia ánh trăng soi rõ làn sương mù như đang e ấp với giòng sông. Đò đêm nay, lần đầu tiên khám phá mê cung, tôi mất đi cái đáng nhớ cuộc đời... Nhưng dù sao nét lãng mạng, hoành tráng của cuộc chơi đã xóa ngay trong trí những băn khoăn, thẫn thờ...Lăn tùm xuống sông trong nước lạnh giá, tôi khoan khoái tháo bỏ những vết sước trên thân thể. Bơi hai vòng quanh đò, thầm nghĩ đã sạch sẽ. Vào trong khoang nằm vật xuống ngủ lăn như chết.


4
Năm ngày nghỉ phép, tràn đầy những cuộc vui, tâm hồn thoải mái. Toán cũng đã dần tề tựu. Sáng nay thiếu úy Chính được gọi lên phòng hành quân (TOC) Nhận mục tiêu và dự thuyết trình sơ khởi. Chiều đến lên kho lãnh đồ trang bị hành quân. Sau cơm chiều, chiếc xe jeep đưa toán nhập khu cấm (Isolation). Nghĩa là từ giờ phút này cho đến lúc kết thúc hành quân. Toán không được giao tiếp với bên ngoài. Cuộc thuyết trình hành quân chính thức bắt đầu vào lúc tám giờ tối. Thiếu úy Bửu Chính và Trung sĩ Lê Nam dự thuyết trình. Bốn đứa tôi coi TV và tán gẫu chờ đợi. Khoảng hai tiếng sau Chính và Nam trở về thông báo hành quân và phân nhiệm vụ cho mỗi người...Toán chúng tôi sẵn sàng hành quân với thành phần: Hai cán bộ thuộc Nha-kỹ-thuật và bốn Biệt-kích-quân
(Special Commando Unit) SCU. Toán Thăng-long cùng tám chiếc Kingbee H34 vừa mới đến bãi trực thăng trại lên đường bay ra Quảng-trị. Nơi đặt Căn-cứ-xuất-phát nắm trong khu vực Sư-đoàn 101 nhẩy dù Mỹ...Khoảng mười giờ sáng, một Trung sĩ người Mỹ đến thông báo toán trưởng chuẩn bị đi xem bãi đáp xâm nhập.
Thiếu úy Bửu Chính cử tôi đi thay thế. Ngồi trên xe ra phi trường.
Chiếc OV10 đậu sẵn chờ đợi...Lần đàu tiên tận mắt tay sờ...Lòng thán phục nền kỹ thuật tuyệt vời, nét thiết kế mỹ thuật, kiến trúc vững chãi và mọi vật hoàn hảo đến từng chi tiết...Người Đại úy phi công dẫn tôi leo lên buồng lái phía sau, tay chỉ vào cái khoen mầu vàng chữ D ngang,chốt an toàn mầu đỏ bên dưới. Hệ thống cáp cứu này nằm dưới giữa chân ghế của phi công và giảng giải...Mệnh lệnh tôi sẽ truyền cho bạn, hãy nhìn vào gương chiếu hậu trước mặt tôi. Trường hợp khẩn cấp, tiếng báo động reo vang và xin để ý khi nào tôi hô "Emergency...go" bạn hãy rút cái chốt an toàn dưới khoen vàng đồng thời nắm khoen chữ D kéo mạnh lên trên. Đó là ghế thoát hiểm. Rời phi trường chiếc Covey lên cao bỏ lại sau lưng biển xanh. Núi cao trước mặt và dãy đồi xanh ngắt bất chợt dâng lên dãy núi đá loang lổ. Ngọn núi lẻ loi dẫn vào lòng chảo Khe sanh. Không hổ danh là loại trinh sát cơ hiện đại. Từ ghế ngồi, phi công có thể quan sát mọi hướng, kể cả dưới bụng phi cơ. Chính sự thon nhỏ đã lấy hẳn sự che khuất tầm nhìn, đáng nói hơn bao phủ trên đầu hoàn toàn bằng kiếng trong...Đặc biệt không có cửa hông, người phi công phải leo qua thành máy bay đề vào ghế ngồi. Tiếng gọi trong mũ bay,nhìn lên kiếng chiếu hậu phía trước, gương mặt Đại úy phi công nhìn tôi tay chỉ và giọng nói trong mũ bay "Sửa soạn vào mục tiêu thả toán Lôi-hổ" Tôi cười ra dấu hiệu tốt, lòng thích thú vì ở vào vị trí đi Covey thả toán...Nhớ lại buổi chiều khi toán tôi vào khu cấm, cũng là lúc toán của Đại úy Minh, sau này là Chỉ huy trưởng Đoàn 2...Cùng toán phó Trung sĩ Ban (Phạm văn Ban) và bốn Biệt kích quân lên xe ra phi trường. Chiếc Covey
đang vòng trên khu vực bãi đáp. Sáu chiếc trực thăng lộ rõ dần. Tiếng người phi công gọi tôi "Chú ý chuẩn bị, tôi xuống để chĩ điểm bãi đáp" Toàn bộ trực thăng đã ở trên mục tiêu. Covey đang liên lạc với trực thăng và lao nhanh xuống. Tôi nghe thấy tiếng chú ý và tiếng hô Bingo của phi công và trên những chiếc trực thăng nhìn xuống. Covey là điểm còn tiếng Bingo là bãi đáp. Covey lao vút lên và đảo vòng. Dưới kia chiếc Gunship đang bắn dọn bãi. Nhanh và chuẩn cuộc thả toán xâm nhập chỉ trong vòng mười phút



5
Covey và trực thăng đang vòng vòng, chờ báo cáo của toán, tín hiệu tốt đẹp. Sự yên tĩnh dần được trả lại cho bầu trời. Covey đưa tôi đi xem bãi đáp. Bầu trời xanh ngắt, ánh nắng vào trưa chói chang. Dưới kia hiện ra dãy đồi núi đá loang lổ và cây cao thưa thớt. Đó là sườn của ngọn núi đá cao, vách thẳng đứng một bên, phía dưới một mầu xanh rì chạy dài tít mù...Nhìn lên phi công theo tiếng gọi "Hải, bãi đáp là hố bom" theo tay chỉ. Toàn bộ bãi đáp tôi nhận ra ngay...Lác đác xung quanh là những cây cao cạnh cái hố bom rộng."Đại úy, bay lại một lần nữa để xem địa thế". Quan sát với địa thế như vậy, toán phài thật nhanh chóng ẩn mình. Tôi chọn đám bụi rậm chạy dài theo hướng nam để ẩn nấp trước khi lấy lại phương hướng xâm nhập mục tiêu. Trên đường về, cảm giác nhẹ nhõm, tự mãn được trên chiếc Covey. Một dịp hiếm có và hãnh diện vì rất ít mục tiêu phải cần đến bay không thám. Tường trình với toán về bãi đáp, chúng tôi thống nhất cách hành động... Thiếu úy Bửu Chính lúc này mới thổ lộ "Tau không chịu nổi những
cú xuống nhanh và lên gấp của máy bay". Qúa trưa ngày hôm sau Thiếu úy Chính và Trung sĩ Nam lên dự thuyết trình không quân. Sau thuyết trình (Briefing) toán chúng tôi có một tiếng đống hồ chuẩn bị. Mọi người phải thắt đai dây sì líp qua hai háng, móc sắt sẵn sàng trước bụng. Đôi găng tay được phát đề chống cái nóng cọ sát giữa tay nắm và giây tụt. Bốn chiếc UH1 Huey và hai Huey
Gunship trên sân, phi hành đoàn lục tục lên máy bay. Thiếu úy Bửu
Chính và tôi (Nguyễn văn Hải) lên chiếc đầu. Cón lại Trung sĩ Nam (Lê Nam) cùng Sơn (Lê văn Sơn) Mẫn (Đặng văn Mẫn) Phùng (Trần Phùng)...Sơn, Mẫn, Phùng và tôi đều là Biêt-kích-quân...Theo thuyết trình Chính và tôi trên một trực thăng đổ bộ trước, tiếp đến chiếc thứ hai sẽ đổ bốn người còn lại. Dây tụt dài ở mức ba mươi mét. Một Thượng sĩ Mỹ kiểm soát xem móc sắt trước bụng đã được gài vào dây tụt hay chưa...Mọi việc hoàn tất bằng cái dấu hiệu number one của Thiếu-tá Trưởng căn cứ. Đoàn trực thăng cất cánh. Ánh nắng chiều xuyên ngang rọi trực tiếp mầu vàng khè chói lọi vào cứa trực thăng, quang cảnh bên dưới một mầu xanh thẫm chứa dấu bí hiểm.
Quay sang phía cửa bên kia ra dấu hỏi Chính tốt chưa? Ông toán trưởng mới toanh của toán tôi mà cả buổi chiều qua Đại úy Ginh (Trần trung Ginh) Đại đội trưởng Đại đội Thám-sát đặc biệt lưu tâm và truyền thêm nghề "Nhảy Toán"...Đoàn trực thăng và cả Covey đang trên mục tiêu, tôi nhận ra rõ khoảng núi đá thẳng đứng mà bên kia mới là bãi xâm nhập. Chiếc Gunship lao xuống, loạt rocket phóng xuống bãi đáp đồng thời cây đại bác 20ly bên hông khạc ra những loạt lửa dài. Ngưới Thượng sĩ Mỹ ra hiệu. Trưc thăng từ từ đứng trên hố bom. Tay trên tay dưới trong sợi dây tụt, chân chạm càng máy bay, búng người lao xuống mắt hướng về
phía dưới. Tay mặt nhấp siết hai lần dây tụt để giảm bớt lực xuống và rồi theo mắt nhìn dưới đất, ghì sợi dây một lần nữa, chân vừa chạm đất. Đưa tay tháo cái móc sắt khỏi dây tụt. Bên kia Chính cũng vừa xong. Trực thăng kế tiếp và bốn người còn lại xuống đất an toàn...Đúng như dự đoán cách bãi đáp không xa, khu rừng chồi quả là nơi che chắn lý tưởng. Thật nhanh chúng tôi biến vào khu rừng và yên tâm với địa thế hiện tại, nghe ngóng động tĩnh. Tôi báo cáo với Covey toán an toàn và đang di chuyển...Muỗi nhiều, tiếng vo ve săn đuổi. Toán phải dừng lại thoa thuốc muỗi. Tôi nói với Sơn đi đầu quan sát tìm chỗ ngủ.



6
Trung sĩ Nam và Phùng vừa gài xong hai trái mìn Claymore phòng thủ. Trời tối đen như mực, bên một hòn đá lớn, dựa lưng vào ba lô, nghe tiếng nhạc rừng trời đêm. Cảm giác lẻ loi một mình chân bỗng run lên lành lạnh. Dù rằng quanh đây đồng đội luôn phát ra những tiếng cựa quậy, đổi thế nằm. Thiếu úy Chính đang ho vào vặt áo bịt lên miệng, kèm theo hắt hơi đứt quãng, khô trong họng. Hắn đang dị ứng với núi rừng đêm lạnh.
Một vệt ánh sáng mờ vừa chiếu qua, nhỏm người dậy nhìn lên chợt hiểu. Trên đồi bên kia, địch đang truyền tin cho nhau bằng ánh đèn pin. Tiếng ầm ì, ầm ì như mỏng manh trong gió vọng lại có lẽ còn nhỏ hơn nhiều so với cái cựa mình của đồng đội. Ánh đèn pin trên kia vẫn lúc mở lúc tắt theo cái khóa truyền tin. Bầu trời muôn ngàn sao, bất chợt một sao xẹt tạo một vệt ánh sáng đâm xuống hướng nam. Tiếng xe chạy mỗi lúc một rõ dần. Vẻ nặng nề chở nặng hay xe đang lên dốc. Ngọn đèn pha loang loáng có lúc bị che khuất bởi vật cản hay lùm cây bên đường. Ánh đèn pha lúc này rọi thẳng về hướng chúng tôi chỉ cách nhau khoảng một trăm mét...Chúng tôi đang ngủ cạnh con đường. Tiếng động cơ tạo sự rung động lan truyền theo đất và cả không khí âm vang dậy núi rừng. Thấp thoáng bóng người đi bộ theo hai bên xe. Nhờ ánh đèn pha, nhìn kỹ
có người đeo súng quần áo bộ đội xen lẫn đám người ăn mặc thường tay cuốc tay sẻng. Ngang tầm chỗ toán đang ẩn núp. Bốn chiếc xe và đoàn người đột nhiên dừng lại. Đã có lệnh truyền trong cái lao xao tiếng người nhưng chẳng rõ họ đang nói gì ?...Lại gần Thiếu úy Chính, tôi bàn định...Phải di chuyển ngay trong đêm, cứ thẳng hướng mục tiêu. Để trành xa cái con đường nguy hiểm này. Nam và Phùng đã tháo xong hai trái mìn . Toán lên đường mò mẫn trong đêm tối. Ánh sáng lân tinh từ chiếc la bàn của Sơn thi thoảng chợt lên rồi lại tắt...Tiếng gà gáy từ bên dưới núi vang lên, vọng lại xa hơn tiếng thú rừng vẻ buồn tình hay cả hứng tình hú gọi, gầm gừ hoặc vui thú reo vang. Di chuyển trong đêm tối thật vất vả, nhưng nhờ vào địa thế trống trải không phải mở đường, cái khó và mệt trong lúc này chính là độ dốc. Núi mỗi lúc một cao làm trì nặng đôi chân. Một tiếng hú lớn ngân vang, phía trên xa có tiếng
đáp lại, đồng ca với đàn gà gáy dồn dập dưới dốc núi ngụ ý như đón chào ngày mới... Mệt thì nghỉ rồi lại leo... Nhắc Thiếu úy Chính căn hướng đi cho đúng, thầm nghĩ sao mục tiêu cứ ở mãi trên cao...Làn gió lạnh buốt hắt cuộn vào như ôm chặt chúng tôi, kèm theo mây mù giăng giăng trong cái sáng mờ mờ, đầu tiên của một ngày. Ngồi nghỉ lại bên tảng đá lớn quanh gốc cây. Toán chuẩn bị lương thực cho một ngày. Đun nước sôi trong cái ca nhôm, đổ nước vào hai bịch gạo sấy pha cà phê và tận hưởng điếu Capstan...Thèm muốn chết...Bửu Chính đang lo soạn bức điện và định hướng trên bản đồ vị trí con đường đêm qua. Ăn sáng xong
toán bắt đầu di chuyển. Cây rừng không rậm cũng chẳng thưa tạo được tầm nhìn tốt nhưng cũng rất dễ để lộ tung tích...Đành vậy còn hơn khu rừng thưa đêm qua. tiếng ò ò của Covey bao vùng, chiếc O2 (FAC) còn nếu OV10 thì ấm hơn ì ì. Toán dừng lại , tôi bảo Mẫn bật điện đàm...Covey đang gọi tôi trả lời và chuyển ngay bức điện...Tiếp tục di chuyển theo triền dốc thoai thoải, khu rừng này có cái sướng là không có lấy mợt con vắt...Tiếng người ho làm chúng tôi theo tự nhiên ngồi thụp xuống, nhìn vào chỗ phát ra tiếng ho, chả thấy gì?. Lại ho nữa, lần này sặc sụa...



7
Rồi tiếng nói như còn ngái ngủ, chậm rãi  "Ho mãi vậy để tớ ngủ, đắp cái khăn vào cổ đi" Chúng tôi đồng nhìn nhau, tôi tự hỏi chẳng lẽ là ma, mà ma sao nói được... Chợt hiểu tôi lấy tay chỉ chỉ xuống đất và những cái gật đầu đồng tình. Phất tay ra hiệu lẩn trốn, di chuyển trong thế khum khum...Một bóng người chui ra từ đất phía bên kia triền dốc vừa ngáp vừa sững sờ nhìn chúng tôi. Người gần nhất là Trung sĩ Nam. Cây Car 15 cùa hắn nổ khoảng nửa băng, phát một. Bóng người đổ ra sau. Toán lập tức ra sức nhắm chạy theo nhau mau mau thoát càng xa càng tốt...Một địa thế có vẻ thuận lợi cho tác chiến. Tôi gọi mọi người dừng lại, đổi ba lô cho Mẫn rồi bật máy liên lạc với Covey...Ngay tức khắc có tiếng trả lời, tôi báo đụng địch và xin trợ giúp khẩn cấp...Covey trả lời đến ngay. Chúng tôi tiếp tục di chuyển, càng đi dốc càng cao, cây ít nhưng đá thì nhiều. Lúc này Covey đã trên đầu và gọi...
- Zulu Romeo đây Oscar November, cho xin số nhà đi.
Cái ánh nắng buổi sáng bởi những tảng sương mù che khuất nên tôi đành nói với thiếu úy Chính cho một người cầm panel ra khoảng trống mé ngoài phía thung lũng chờ máy bay...Nhớ mật hiệu mầu cam.
- Oscar november, tôi đang ở hướng tám giờ, anh vòng sang phải qua thung lũng, ngay trên núi.
-Oscar november đây Zulu Romeo, cứ tiến tới hướng 11 giờ...12 giờ. Panel mầu cam đang chờ trước mặt.
-Ok thấy rồi bạn nên cố lên phía trên, có những tảng đá cao, ít cây
rất dễ cho không trợ, sẽ có ngay đồ chơi, đang xin cho bạn triệt xuất. - Cám ơn Oscar november, thoát.
Chúng tôi đi thêm 100 mét, quả đúng những tảng đá mọc chen cùng cây thấp. Bãi lý tưởng để câu dây trệt xuất. Lập ngay vị trí phòng thủ. Bời chắc chắn địch sẽ theo chân chúng tôi. Trungsĩ Nam vừa gài xong trái Claymore và hai trái mìn M14... Toán chờ đợi. Trái mìn M14 nổ tung và rồi những tràng đạn tới tấp, sối sả của địch bắn vào. Cây M79 của Phùng nổ ác liệt tạo nên bụi khói che chắn tầm nhìn. Với vị trí lúc này ở vào địa thế cao chơi từ từ lựu đạn là tốt nhất...Một tiếng nổ lớn và rồi loang theo những lửa và sức nóng. Trái B40 của địch nổ tung trên tảng đá lớn. Loạt hơi nóng bao trùm đánh bạt cái lạnh ban sáng. Chúng tôi ở vào vị thế vượt trội và sau màn lựu đạn và M79. Địch có vẻ chững lại, cùng lúc chiến trường yên ắng nặng nề. Liên lạc báo cáo nhanh với Covey. Tôi nhắc Trung sĩ Nam "Coi chừng trái Claymore, tụi nó sắp tấn công". Một tiếng xẹt, vèo ngay trên đầu, cây 79 của Phùng vừa phát hiện tên xạ thủ B40 của địch. Ôm trọn trái 79, rồi tiếng nổ và tên địch gập xuống như ai đó gấp tờ giấy...Không nghe tiếng nổ trái B40 của địch...Có lẽ đang xuống thung lũng. Vẫn cái bấm mìn trước mặt, Trung sĩ Nam đang loay hoay móc thêm lựu đạn. Tiếng
hô xung phong vang dội, đám địch xuất hiện vừa bò vừa bắn dữ dội lên trên. Những cây Car 15 giờ đây mới nổ dòn...Xác người xấp ngửa thấy rõ làn đạn cày sới cùng những co giật thân mình. Lợi thế trên cao quả là tuyệt vời. Qua đi những khói bụi đám đông lố nhố dăng hàng lum khum, tay súng nổ dòn nhào lên. Trái mìn Claymore nổ tung khói lửa bụi mù. Bên này địch vẫn tiếng hô, thét áp đảo. Thiếu úy Chính đứng hẳn lên hô : Chạy lên phía trên mau. Rồi không đợi ai hắn tiến lên trước. Đúng với chiến thuật mìn nổ là lúc mở đường máu...Chạy một đỗi, chiếc Covey đang trên đầu...Xa xa hai chiếc Khu trục A1 Skyraider...Tôi đề nghị với Chính. Lập ngay phòng thủ gài luôn trái mìn của Phùng đ
ang gọi Covey xin không kích. Tôi thấy Phùng từ nơi gài mìn hớt hãi chạy lên, bỗng quay lại nổ một trái 79.


8
Tôi hét vào trong máy.
- Oscar november, tôi đang bị bao vây, địch tấn công . Oanh kích ngay vào trái khói vàng... Tháo trái khói đeo nơi ngực, tôi liệng thẳng xuống hướng địch. Ngay lập tức tấm panel vàng cũng được căng lên giữa toán... Loạt đạn 20 ly phầm phập nổ liên tục. Chiếc A1 như ngừng lại, nhìn thấy cả tia lửa nơi nòng súng...Chiếc thứ hai cũng đang từ từ chúc đầu nổ dòn đạn 20 ly. địa thế quá gần để không thể thả bom chùm... Bên trên chiếc Covey bỗng lao vụt xuống phóng một trái khói. Chiếc A1 đầu tiên lúc này tách ra tấn công vào vị trí Covey mới phát hiện. Tiếng bom nồ đinh tai
không dứt kèm theo bên trận tiếng hô xung phong lanh lảnh...Bỗng chốc địch tràn ngập. Súng nổ ầm vang. Cạnh tôi Phùng thét nghe rợn người, cây M79 văng khỏi tay hắn, lồng ngực thấm đẫm máu...Nằm lăn người qua một bên, tôi quăng vài trái lựu đạn và vội tiếp vào súng băng đạn mới...Cả hai bên cùng nấp vào những phiến đá chơi trò cút bắt. Bên kia Thiếu úy Chính ra dấu Sơn chết rồi. Hai chiếc A1 vẫn tấn công vào mục tiêu. Khẩu phòng không bị Covey phát hiện giờ đây im tiếng. Trong máy Covey đang gọi.
- Zulu Romeo, bạn chuẩn bị triệt xuất di chuyển nhanh lên phía trên 100 mét. A1 sẽ can thiệp phía sau, bỏ lại hai người chết.
Thông báo cho Thiếu úy Chính. Mò tay vào túi bi đông đựng lựu đạn tôi lấy hết số lựu đạn của Phùng, rồi nắm lấy cái bấm mìn chờ lệnh...Những trái bon napalm tạo một vệt lửa chạy dài, cách chúng tôi chỉ vào khoảng 50 mét...A1 đã quen với vị trí mục tiêu...Nhờ vào địa thế và khẩu B40 của địch đã bị diệt, thêm vào sự tham chiến của hai Khu trục cơ. Toán chúng tôi mới giằng co được cho tới lúc này...Sáu trực thăng đã có mặt trong vùng, tạo nên sự sinh đông phấn khởi. Hai chiếc Huey Gunship thế chỗ cho Khu trục cơ.Trên kia Covey dục Toán cố di chuyển...Bằng một hiệu lệnh gật đầu đồng ý. Trái Claymore nổ tung, khói và bụi đất che chắn sau lưng. Toán vội vã chạy lên đỉnh cao hơn. Đành bỏ lại Sơn và Phùng. Hai Gunship thay nhau yểm trợ...Đến được một phiến đá bằng rộng, đường kính khoảng 10 mét. Đưa tấm panel lên làm ám
hiệu, Mẫn đang ngửa cổ nhìn trực thăng...Súng địch tới tấp từ hông của toán...À, tụi này đi vòng mong chiếm đỉnh cao, nhưng sợ máy bay phát hiện...Giật mình nhìn lại ,Mẫn chân vẫn còn quì nhưng người gập xấp trên phiến đá. máu tuôn ra lai láng...Tôi gọi Covey báo cáo, nhưng sao máy câm nín...Hiểu rồi lúc ngã xuống vì bị tấn công, nhớ lại một cái gì như ai đánh vào vai rất mạnh, nhìn qua sau vai, cời bỏ cái ba lô để kiểm soát...Đạn cày nát nắp ba lô tạo một đường rách dài lộ ra phần trên máy truyền tin nát bét...Rút vội cái máy P90 mở làn sóng cấp cứu...Có ngay tiếng hỏi "làn sóng cấp cứu nào lên với tần số"
- Đây Zulu Romeo, máy truyến tin của tôi bị bắn nát. Xin chuyển làn sóng cấp cứu...Thêm một toán viên chết.
- Ok Zulu Romeo nhận rõ, trực thăng sẽ câu bạn lên khi nào tình hình cho phép, chuẩn bị sẵn sàng, móc và đưa người chết về.
- Oscar November, roger that.
Sự can thiệp chính xác vào địch bên hông vị trí toán. Viên phi công
trực thăng đã thấy rõ địch quân bên dưới...Đã ngớt tiếng súng, thi
thoảng thẩy vài trái lựu đạn phòng ngừa, chúng tôi ghìm súng chờ đợi. Chiếc Gunship vừa vút lên cũng là lúc Covey gọi tôi.
- Zulu Romeo, chuẩn bị trực thăng đang xuống bãi.


9
Đưa tấm panel mầu cam về phía trực thăng đang từ từ tiến đến. Ba người đã chuẩn bị cho câu dây. Hai chiếc móc dây đai dù qua háng đã được gài. Trung sĩ Nam gài móc dây cho xác Mẫn đang nằm dài trên phiến đá. Ở bên này theo gió mùi máu tanh hòa lẫn khói thuốc súng tạo cảm giác nôn nao lợm giọng. Chiếc Gunship vụt qua. Khẩu đai liên tự động sáu nòng vãi như mưa đạn xuống bên sườn đồi. Trực thăng đứng trên đầu đang thả xuống bốn sợi dây câu, bỗng chao đi đầu chúc thẳng xuống thung lũng. Tiếng súng lại vang lên pha lẫn tiếng rocket nổ ầm ầm của chiếc Gunship theo sau...Bất giác nhìn xuống thung lũng một đám lửa khói bốc
cao, thầm nghĩ những người chiến sĩ đang đi lên với Thượng-đế...Có tiếng Covey.
- Zulu Romeo, bỏ lại người chết bạn có mười phút để ra khỏi nơi tồi tệ đó. sẽ dùng hỏa lực...Thoát mau đi.
Đứng vội lên tôi nói với Nam và Chính chạy đi mau lên...Băng nhanh vào hàng đá núi, chúng tôi chạy dần lên cao, mặc cho địa thế hiểm trở, nhưng nơi đây nơi lý tưởng cho tác chiến. Phân thành ba góc, Trung sĩ Nam trải ngay tấm panel. Tôi gọi Covey.
- Oscar november địa điểm mới, anh thấy thế nào?.
-Zulu Romeo tốt chuẩn bị triệt xuất.
Một chiếc UH1 Huey đang gần lại chúng tôi. Hỏa lực trên Gunship đạn cày sới tung tóe nhiều nhánh cây chồi gẫy gập. trực thăng đang ở trên đầu, sức gió từ cánh quạt vẹt hẳn hàng cây...Chiếc Gunship thứ hai bắn ra những trái rocket có tiếng nổ phụ...Loại rocket phóng ra những đinh kim để chống biển người, cốt che chắn cho trực thăng. Người Mỹ phụ trách thả, rước toán đang buông dây câu...Rõ như ban ngày, người xạ thủ trực thăng rời tay súng, người gập thẳng vào giá súng, tay soãi lỏng, ngay chỗ tôi đứng chờ dây câu những giọt máu tong tong chảy xuống in đậm vào hàng đá tảng dưới chân. Lập tức trực thăng rú lên cất thẳng lên cao rồi vụt biến. Điên cuồng Gunship lúc này xuống thấp hơn. loạt đại liên và đạn 40 ly tự động tựa mưa rào trút xuống. Cùng lúc tiếng súng của địch bên dưới ầm vang...Vội thẩy mấy trái lựu đạn.
Tiếng Covey gọi tôi.
- Zulu Romeo, bạn hãy cố cầm cự, Gunship sẽ ở cùng bạn, mọi thứ sẽ trở lại ngay...Cố lên.
-Oscar november, nhận rõ xin bạn cố gắng. hỏa lực của tôi đang hết dần. Hai trực thăng vẫn trút xuống thép và lửa nhưng thời gian tác xạ lâu dài hơn không tới tấp như trước...Nó đang câu giờ.
Chiếc Covey O2 sơn mầu rằn ri lao nhanh xuống phía đồi và đang thắng vút lên. Một trái khói trắng bốc cao.Chiếc F100 cũng sơn mầu ràn ri, không biết đến từ lúc nào lao nhanh xuống từ bụng phi cơ ba trái bom được nhả ra ngay trái khói chỉ điểm. Ba tiếng nổ dậy đất ầm vang cột khói bốc cao đen kịt. Tôi còn thấy rõ đường đạn đỏ theo máy bay...Những tiếng nổ tiếp theo sau liên tục. Một cột khói đen như cái nấm khổng lồ, bên trong nhìn rõ ngọn lửa sắc lẻm tung hoành. Chiếc F100 đã đánh trúng mục tiêu, bằng ngay mấy trái bom đầu.


10
Thật ngoạn mục khi chứng kiến cảnh những hòn than lửa bắn nối đuôi nhau vào chiếc F100 đang lao xuống bung ra một lúc ba trái bom mà không thèm bốc lên cao, đang bay gần như sát cụm rừng. Tiếng nổ ầm vang như sấm. Một biển lửa bao phủ mục tiêu. Phi cơ dần vút lên cao, giờ chỉ còn chấm nhỏ rồi mất hẳn trên  bầu trời. .. Trận không kích thành công.
Nơi chúng tôi chận chiến bỗng ngưng hẳn...Một cuộc chơi mới
chăng?...Đã có tiếng trực thăng từ hướng đông vọng lại. Những đốm đen từ bầu trời to dần. Sáu chiếc trực thăng đang bay tới.
- Zulu Romeo, bạn thấy chiếc OV10 chưa? hắn sẽ thay tôi giúp bạn. Tôi chì còn đủ xăng để bay về, tạm biệt.
Ngay sau đó tiếng Covey gọi.
- Zulu Romeo, tôi thấy quả cam của bạn rồi. Chờ dọn bãi, hãy chuẩn bị trực thăng sẽ đến từ thung lũng, ghé vào bốc bạn ra. Không sử dụng dây câu.
- Oscar november. Roger that.
Chiếc Cobra bổ xuống trút những viên đại liên, rồi tiếng nổ của đạn 40 ly(M79). Tiếng súng của địch bên dưới vẫn từng chặp sối sả cặp kè theo chiếc Cobra...Bốn chiếc Kingbee H34, thuộc phi đoàn 219. Không quân Việt Nam Cộng Hòa. Phi đoàn được mệnh danh "Thần Phong" bởi thành tích anh hùng, rất liều mạng trong chuyến thả và rước toán Biệt-kích...Huyền thoại về những phi công được danh xưng Cowboy hay Mustachio được loan truyền và mãi là những hiệp sĩ hào hùng bất diệt. Mặc cho tầng đạn từ Cobra. Bên dưới địch quân vẫn bắn lên như mưa mỗi khi trực thăng xuống tác xạ. Người phi công Cobra như hiều được tình hình và đã quen mục tiêu...Bây giờ họ đổi chiến thuật. Xạ kích từ trên cao rồi quay ngoắt về hướng thung lũng...Tiếng súng chát chúa rồi thấy rõ những vết đạn xoáy tung những hòn đá nhỏ rớt trên đầu và cổ. Nhìn ra hai tên địch vừa bò lên nằm im bất động. Lựu đạn lại được tận dụng...Cũng may loại lựu đạn đặc chế cho Biệt kích là loại nhỏ, nhẹ nên mỗi người chúng tôi có thề mang theo hành quân khoảng ba mươi trái...
- Zulu Romeo, bạn có hai phút chuẩn bị, trực thăng đang đáp.
Chiếc Kingbee bay theo sườn núi phía thung lũng sát những cây chồi rừng. Người xạ thủ đang vãi đạn trên đường hạ xuống. Chỉ còn vài mét nữa, cố chịu sức gió từ cánh quạt, chúng tôi khom lưng lao thẳng về phía cửa trực thăng. Chỉ còn cách trong gang tấc. Bỗng trực thăng nhổm lên, phía sau đuôi kêu ầm ầm...Vội nằm lăn xuống đá...Trực thăng giống như con diều mất gió ngửa bụng lao về hướng thung lũng xoay tròn như con cù...Rớt dần...dần cho đến khi ánh lửa và khói bốc cao...Chứng kiến sự việc, tự dưng ứa nước mắt. Nằm đây mà hồn tôi nao nao. Một nỗi buồn khôn tả ập vào tâm trí. Trong thân thể sức lực gần như chẳng còn...Đành nằm buông xuôi ăn vạ vậy...Đạn và rocket từ Cobra vẫn bốc lên những tầng khói, gió hắt lên bao trùm chiến trường mùi thuốc nổ khét lẹt hòa lẫn cây rừng tỏa hương ngai ngái, nồng nã. Ba chiếc Kingbee còn lại đang quần đảo bên trên chiếc Covey...Họ đang bàn tính gì chăng?. Hai chiếc Cobra vẫn thay nhau kềm mục tiêu. Một Kingbee đang tách đoàn ba chiếc... Từ hướng thung lũng, hạ độ cao ngang tầm sườn núi bay thằng vào chúng tôi. Trực thăng rú lên rồi từ từ hạ xuống ngay sát chỗ toán. Gập người đề tránh sức gió, chỉ còn khoảng một hai mét. nhồm người lên lao nhanh vào bụng máy bay...Qua khung cửa trực thăng đụn mây trắng vun vút đi ngang nhanh đến chóng mặt. Một áp lực nào đó như đè chúng tôi xuống sàn. Bằng vào cái hất ngược, trực thăng quẹo gấp sang trái, thấy cả trời mây và cảm giác trì nặng, thổn thức...Trực thăng đang thẳng xuống thung lũng rồi dần dần bốc lên cao...Một màn bốc toán ngoạn mục, đầy tính oai hùng, sáng tạo và một nét đẹp, tuyệt đẹp trong hành động...Tôi thở phào soài người trên sàn, tứ chi gần như không cảm giác...Trong bụng tiếng sôi eo éo và cơn đói tràn dâng... Miệng ứa nước miếng.